Tổ chức xây dựng và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện qui trình kiểm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 94 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học ở

3.2.4. Tổ chức xây dựng và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện qui trình kiểm

tra nội bộ

3.2.4.1. Mục đích biện pháp

Tổ chức xây dựng và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện qui trình kiểm tra nội bộ trường học sẽ giúp cho mọi thành viên trong ban chỉ đạo hoạt động kiểm tra nội bộ và đội ngũ làm công tác kiểm tra nội bộ và các kết quả đã đạt được để các nhà trường có những tác động, điều chỉnh, cải tiến hoạt động kiểm tra nội bộ cho phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo đã đặt ra.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Nhà trường thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học đủ năng lực để tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ. Từng bước nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, trước hết là các thành viên ban kiểm tra nội bộ về các quy định trong quản lý nhà nước về giáo dục, góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ban kiểm tra nội bộ xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xun, liên tục và có tác dụng thúc đẩy các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Dưới sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của hiệu trưởng, ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra theo kế hoạch, đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, thực hiện đúng mục tiêu; tránh bệnh hình thức, đối phó, khơng hiệu quả. Ngồi ra, ban kiểm tra nội bộ cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý đúng thẩm quyền kết quả kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời ngay từ cơ sở các hạn chế, thiếu sót. Từ đó sẽ định kỳ đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra nội bộ cho những năm tiếp theo.

Nhà trường tổ chức xây dựng quy chế, quy định về kiểm tra nội bộ: Trên cơ sở kế hoạch hàng năm, trường tổ chức, rà sốt để xây dựng bổ sung hoặc hồn thiện các quy định, quy chế, nội quy của hoạt động này đảm bảo rõ về công việc và trách nhiệm. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng quy trình kiểm tra nội bộ và đảm bảo cho việc thực thi một cách chặt chẽ.

Để thực hiện các nhiệm vụ được chất lượng và hiệu quả thì nhà trường phải tổ chức quán triệt kế hoạch thanh kiểm tra của Sở; Phòng giáo dục và đào tạo và triển khai công tác kiểm tra theo lịch đã xây dựng. Trên cơ sở kế hoạch này các tổ chuyên môn, các ban bộ phận xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ để tổ chức thực hiện. Ban giám hiệu sẽ phối hợp với cơng đồn phổ biến qn triệt luật và các văn bản liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, củng cố tổ chức, tăng cường hoạt động của ban thanh tra nhân dân đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, phát huy được tác dụng, giải quyết được các vướng mắc ở cơ sở, hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

- Thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học:

+ Đầu năm học, sau khi có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ đơn vị. Các thành phần bao gồm: Thủ trưởng (hoặc cấp phó) là Trưởng ban, cấp phó là Phó Trưởng ban, các thành viên là các tổ trưởng, khối trưởng chuyên môn và giáo viên cốt cán, có phẩm chất tốt, có uy tín, nghiệp vụ chun mơn giỏi...

+ Số lượng thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ tùy thuộc vào quy mô đơn vị do thủ trưởng đơn vị quyết định và được phân công nhiệm vụ cụ thể, chịu trách nhiệm kiểm tra các nội dung cụ thể.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học (đối với các cuộc kiểm tra theo quy trình).

- Quy trình tiến hành kiểm tra:

+ Cơng bố quyết định kiểm tra;

+ Tiếp nhận thông tin (báo cáo, hồ sơ, tài liệu…) + Thực hiện kiểm tra;

+ Hoàn thiện số liệu, chứng cứ;

+ Lập biên bản chi tiết xác nhận với đơn vị, bộ phận, cá nhân; + Bàn giao hồ sơ, tài liệu cho Trưởng đồn kiểm tra;

+ Thơng báo kết thúc kiểm tra, lập và thông qua biên bản tổng hợp kết quả kiểm tra.

- Lưu trữ hồ sơ kiểm tra nội bộ:

+ Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ; + Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học;

+ Mỗi đợt hoặc cuộc kiểm tra cần lưu: Quyết định kiểm tra; Kế hoạch tiến hành kiểm tra; Bản phân công, lịch làm việc; Báo cáo của đối tượng được kiểm tra, báo cáo giải trình (nếu có); Biên bản kiểm tra theo các nội dung hoặc biên bản kiểm tra với cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn; Báo cáo, thông báo kết quả (kết luận) kiểm tra; Báo cáo việc thực hiện kiến nghị sau kiểm tra; Quyết định xử lý hoặc văn bản kiến nghị xử lý (nếu có).

- Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra nội bộ năm học của đơn vị, từ đó rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.

- Hồ sơ kiểm tra nội bộ đảm bảo đủ thành phần, sắp xếp theo thứ tự, được đựng trong cặp tài liệu và lưu trữ đầy đủ theo năm học.

- Ngồi ra, nhà trường cần có các quy định trách nhiệm thực hiện cho các bên:

+ Hiệu trưởng - trưởng ban phụ trách chung, chủ trì trong việc xây dựng nội dung, kế hoạch công tác kiểm tra của đơn vị.

+ Ban kiểm tra nội bộ: chịu trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch; tổng hợp đánh giá kết quả, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình kiểm tra trong phạm vi thẩm quyền được phép. Kiểm tra xong

lập đầy đủ hồ sơ để lưu gồm: Biên bản kiểm tra, ghi hồ sơ thanh tra; các phiếu dự giờ có đánh giá xếp loại; biên bản phúc khảo... và công bố kết qủa kiểm tra trong cuộc họp hội đồng nhà trường hàng tháng.

+ Tổ trưởng (chuyên môn, văn phòng), trưởng các Ban/bộ phận trong nhà trường: các thành viên trong ban kiểm tra trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra nội bộ nhà trường theo sự phân công của trưởng ban và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn về công tác thanh tra, kiểm tra của ngành cấp trên, thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra.

+ Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường: chấp hành nghiêm túc kế hoạch kiểm tra của nhà trường; phối kết hợp cùng Ban kiểm tả nội bộ để thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)