8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học ở
3.2.5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt
động kiểm tra nội bộ
3.2.5.1. Mục đích biện pháp
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động kiểm tra nội bộ trường học là nội dung quan trọng trong hoạt động kiểm tra nội bộ của nhà trường, thông qua việc kiểm tra, giám sát sẽ giúp họ nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân và các bộ phận thực hiện nhiệm vụ kế hoạch thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ, nhằm đánh giá được hiệu quả của hoạt động kiểm tra đó, đưa ra những ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm tra, từ đó sẽ rút kinh nghiệm, có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn của nhà trường và sẽ nâng cao chất lượng trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quy trình quản lý thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Qua việc thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động kiểm tra nội bộ sẽ giúp phát hiện kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm, những sai phạm để có
biện pháp giáo dục, điều chỉnh, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nội dung cũng như quy trình thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.
Cùng với đó, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong nhà trường. Quá trình kiểm tra, giám sát cần phải chú trọng tính tồn diện, kịp thời cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và kết quả hoạt động chuyên môn, sinh hoạt tư tưởng, quản lý và kiểm tra chế độ học tập, tự rèn luyện của cán bộ, giáo viên, nhân viên; kết hợp chế độ kiểm tra thường xuyên, theo định kỳ với kiểm tra đột xuất, tồn diện/khơng tồn diện... phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Bên canh đó, nhà trường cũng chú trọng thực hiện các nội dung cơ bản của nội dung công tác kiểm tra như: xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động kiểm tra nội bộ trường học; có kế hoạch bồi dưỡng cho hoạt động kiểm tra; đánh giá đội ngũ làm công tác kiểm tra nội bộ cũng như đánh giá việc thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trường học...
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
Việc thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm các hoạt động kiểm tra nội bộ được chất lượng và hiệu quả cần bám sát thực hiện các nội dung sau đây:
- Hàng năm tổ chức rà soát lại hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn để phục vụ cho hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá. Thơng thường tiêu chí đánh giá trong kiểm tra đã có sẵn từ các quy định của cấp trên hoặc đã được xây dựng cho từng lĩnh vực kiểm tra (tổ chức hoạt động dạy học; thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; đánh giá nhân lực; các quy định về quản lý tài chính, tài sản...). Do vậy, chỉ cần xem xét để cập nhật và bổ sung thêm những tiêu chí đánh giá phục vụ cho các hoạt động liên quan của trường.
- Cần phải giám sát thực hiện chặt chẽ các khâu trong quá trình thực
khâu tổ chức thực hiện và tổng kết, đánh giá hoạt động kiểm tra nội bộ trong nhà trường.
- Việc kiểm tra, giám sát các công tác quản lý, điều hành trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học là rất cần thiết. Đây là việc xem xét thực hiện các nhiệm vụ của ban chỉ đạo cũng như hoạt động kiểm tra của đội ngũ kiểm tra nội bộ. Qua đó, giúp nhà trường phát hiện những đối tượng tham gia tích cực để có sự bồi dưỡng, phát triển cho đội ngũ đó; ngồi ra, thơng qua việc kiểm tra, giám sát cũng sẽ có sự điều chỉnh những hạn chế sao cho phù hợp với thực tế nhà trường trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm tra.
- Để việc kiểm tra, giám sát và đánh giá đúng và chất lượng thì cần phải xây dựng các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí cho việc kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.
- Việc tổng hợp kết quả hoạt động kiểm tra nội bộ trường học cần phải theo đúng quy chế kiểm tra nội bộ hiện hành và theo sự chỉ dẫn các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục. Ban lãnh đạo nhà trường sẽ nghiên cứu và xây dựng báo cáo tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình kiểm tra nội bộ trường học.
- Sau khi tổng kết, đánh giá và đưa ra những nội dung cần rút kinh nghiệm cho hoạt động kiểm tra nội bộ thì phải có sự điều chỉnh các sai lệch trong quá trình kiểm tra nội bộ trường học. Việc này sẽ giúp cho nhà trường thực hiện được mục tiêu đã đặt ra từ đầu trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Quan trọng hơn là các nhà quản lý trong nhà trường sẽ phải nắm bắt được sự phù hợp, những ưu điểm, hạn chế, thiếu sót, từ đó xác định nguyên nhân để điều chỉnh và định hướng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học có hiệu quả, giúp ban lãnh đạo nhà trường đưa ra những quyết định phù hợp nhằm cải tiến hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch cho đợt kiểm tra tới và sẽ đáp ứng các yêu cầu đổi mới trong giáo dục hiện nay.