8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường
2.4.2. Thực trạng kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra nội bộ trường học
Bảng 2.12. Thực trạng kết quả thực hiện kế hoạch hoá hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học
TT Nội dung Kết quả ĐTB Tốt Khá Trung bình Yếu 1
Trong từng giai đoạn của kế hoạch năm, hiệu trưởng xác định phương hướng hoạt động kiểm tra nội bộ
12,0 54,4 32,0 1,6 2,77
2 Xác định mục tiêu kế hoạch kiểm tra
nội bộ ở trường tiểu học 25,6 53,6 20,8 0,0 3,05 3 Chỉ tiêu kế hoạch cần được cụ thể, chi
tiết đến từng nội dung kiểm tra 9,6 37,6 48,8 4,0 2,53 4 Xây dựng các biện pháp, giải pháp để
thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 12,8 40,8 44,8 1,6 2,65 5
Thể hiện rõ sự phân công, phân cấp trong thực hiện các biện pháp, giải pháp tổ chức kiểm tra nội bộ
13,6 49,6 34,4 2,4 2,74
6 Xây dựng khung kiểm tra, giám sát và
đánh giá các hoạt động kiểm tra nội bộ 16,8 50,4 32,0 0,8 2,83
Bảng 2.12 cho thấy thực trạng kết quả chất lượng kế hoạch hoá hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học được các CBQL, GV đánh giá ở mức khá với ĐTB bình 2,76. Hầu hết các ý kiến đánh giá đều cho rằng chất lượng kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra ở mức khá, bên cạnh đó vẫn cịn một vài ý kiến cho rằng còn yếu. Các nội dung được đánh giá ở mức ĐTB từ 2,53-3,05. Các nội dung được đáng giá ở mức cao là: “Xác định mục tiêu kế hoạch kiểm tra nội bộ ở trường tiểu học” ĐTB 3,05; “Xây dựng khung kiểm tra, giám sát và đánh giá các hoạt động kiểm tra nội bộ” có ĐTB 2,83; “Trong từng giai đoạn của kế hoạch năm, hiệu trưởng xác định phương hướng hoạt động kiểm tra nội bộ” với ĐTB 2,77; “Thể hiện rõ sự phân công, phân cấp trong thực hiện các biện pháp, giải pháp tổ chức kiểm tra nội bộ” ĐTB 2,74. Các nội dung đánh giá ở mức thấp hơn: “Xây dựng các biện pháp, giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch” với ĐTB 2,65; “Chỉ tiêu kế hoạch cần được cụ thể, chi tiết đến từng nội dung kiểm tra” ĐTB là 2,53.
Trong hoạt động kiểm tra việc xác định mục tiêu là rất quan trọng, mục tiêu đó sẽ giúp cho nhà trường đi đúng hướng và đúng trọng tâm đã đặt ra. Nếu ban đầu nhà trường đặt mục tiêu khơng chính xác sẽ dẫn đến việc kiểm tra bị lệch lạc, không đúng nội dung và sai đối tượng cần kiểm tra… Khi đã xác định được chính xác mục tiêu kiểm tra thì cần phải thực hiện bước tiếp theo đó là kế hoạch hóa chi tiết hoạt động kiểm tra, nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc thực hiện kiểm tra nội bộ và nâng cao hiệu quả quản lý của lãnh đạo các nhà trường.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu hồ sơ cho thấy việc lập kế hoạch chung của nhà trường đã có sự cố gắng thực hiện tốt trong việc xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch dài hạn nhưng vẫn không tránh khỏi những bất cập. Trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động giảng dạy ở một số trường chỉ được thực hiện bằng cách giao cho cấp dưới thay đổi các con số, chỉ tiêu cho phù hợp với năm được thực hiện và nội dung, phương pháp
kiểm tra hoạt động dạy học của nhà trường còn mờ nhạt trong kế hoạch chung. Như vậy, các nhà trường chưa quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học và chưa thể hiện tính kế hoạch hóa trong cơng tác quản lý của nhà trường.