Thực trạng kết quả tổ chức thực hiện hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 68 - 70)

kiểm tra nội bộ tại các trƣờng tiểu học

TT Nội dung

Kết quả

ĐTB Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Xác định các bộ phận, cá nhân tham gia

công tác kiểm tra nội bộ 28,0 45,6 25,6 0,8 3,01 2

Xác định các nội dung tham gia của từng bộ phận kiểm tra nội bộ, phân công nhiệm vụ cho CB, GV theo nội dung kiểm tra

20,0 50,4 28,0 1,6 2,89

3 Tổ chức tập huấn kiến thức, chuyên

môn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ 13,6 52,0 32,0 2,4 2,77 4

Quy định trách nhiệm, quyền hạn xử lý công việc cho từng cá nhân, tổ chức được phân công thực hiện

9,6 47,2 39,2 4,0 2,62

5 Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng

tham gia công tác kiểm tra nội bộ 16,8 48,8 32,8 1,6 2,81 6 Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và

báo cáo sau kiểm tra nội bộ 18,4 49,6 31,2 0,8 2,86

Trung bình chung 2,83

Theo khảo sát số liệu ở Bảng 2.13, kết quả tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học đạt mức ĐTB chung là 2,83 thể hiện đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra trong nhà trường tiểu học đánh giá mức độ thực hiện nội dung khá, với biên độ dao động từ 2,62-3,01 và mức độ đó thể hiện sự chưa đồng đều và có sự chênh lệch nhau. Các nội

dung được đánh giá cao như: “Xác định các bộ phận, cá nhân tham gia công tác kiểm tra nội bộ” với ĐTB 3,01; “Xác định các nội dung tham gia của từng bộ phận kiểm tra nội bộ, phân công nhiệm vụ cho CB, GV theo nội dung kiểm tra” có ĐTB 2,89; “Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả và báo cáo sau kiểm tra nội bộ” với ĐTB 2,86; “Tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia công tác kiểm tra nội bộ” với ĐTB 2,81. Các nội dung được đánh giá thấp hơn đó là: “Tổ chức tập huấn kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra nội bộ” với ĐTB 2,77 và “Quy định trách nhiệm, quyền hạn xử lý công việc cho từng cá nhân, tổ chức được phân công thực hiện” với ĐTB 2,62.

Việc tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ của nhà trường cần phải có đầy đủ các văn bản hướng dẫn của ngành cấp trên về công tác kiểm tra nội bộ tại đơn vị. Việc xây dựng lực lượng kiểm tra, bố trí, sử dụng đội ngũ và sắp xếp, tổ chức bộ máy nhà trường phải theo quy định. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ phải nhiệt tình, một số đồng chí tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và có sự kết hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các bộ phận và tổ chuyên môn trong công tác kiểm tra. Trong những năm qua, việc tổ chức thực hiện kiểm tra nội bộ trong các trường tiểu học luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm, chú trọng – điều đó đã giúp cho nhà trường, các phịng, bộ mơn và cá nhân thực hiện đúng chính sách và văn bản yêu cầu. Tuy nhiên, việc tổ chức kiểm tra vẫn còn chưa được chú trọng nhiều một phần do vai trò và quyền hạn của các phòng ban kiểm tra trong nhà trường còn hạn chế, năng lực cán bộ chưa đúng chuyên môn và số lượng thì có hạn nên chưa thể đáp ứng đúng theo yêu cầu đã đặt ra. Một vài giáo viên giảng dạy còn rất trẻ, mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm cũng như chưa mạnh dạn trong việc đánh giá giờ dạy của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, một số tổ trưởng đơi lúc chưa chủ động trong các hoạt động của tổ và việc kiểm tra đánh giá chưa cụ thể cịn mang tính vị nể.

2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ trường học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)