8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, đề tài đã đưa ra 6 biện
pháp cơ bản. Mỗi biện pháp được đề xuất có vị trí, vai trị và chức năng khác nhau nhưng có có mối liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Nếu chỉ tập trung nâng cao biện pháp này mà không quan tâm đến biện pháp kia thì sẽ khơng thể đạt được kết quả như mong muốn, nếu thực hiện riêng lẻ từng biện pháp thì hiệu quả quản lý sẽ khơng cao và không mang lại được chất lượng như mong muốn. Chính vì vậy, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia và nó chịu ảnh hưởng chi phối của các biện pháp khác.
Mối quan hệ tác động qua lại giữa các biện pháp được đề xuất thể hiện rõ ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trƣờng học
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với hoạt
động kiểm tra nội bộ trường học cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, đây là biện
pháp tiền đề đầu tiên cho các biện pháp kia, nó thúc đẩy các biên pháp tiếp theo đạt được hiệu quả hơn trong việc quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.
Biện pháp 2. Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động kiểm tra nội bộ
trường học, là biện pháp quan trọng trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường
học, khi thực hiện khơng tốt biện pháp này thì chất lượng thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ sẽ không đáp ứng được yêu cầu mà công tác quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trong nhà trường đã đặt ra.
Biện pháp 3. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức kiểm tra nội bộ cho đội ngũ công tác viên, biện pháp này nếu
được thực hiện nghiêm túc sẽ nâng cao được chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhà trường trong hoạt động kiểm tra nội bộ.
Biện pháp 4. Tổ chức xây dựng và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện qui trình kiểm tra nội bộ, đây là biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả đánh
giá đúng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, giúp ban lãnh đạo nhà trường quản lý hoạt động kiểm tra dễ dàng và chính hơn.
Biện pháp 5. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động kiểm tra nội bộ, biện pháp này thực hiện kiểm tra, giám
sát hoạt động kiểm tra nội bộ trường học nhằm đảm bảo các chức năng quản lý trong nhà trường.
Biện pháp 6. Bảo đảm các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra nội
bộ, đây là biện pháp hỗ trợ thêm trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra
nội bộ trường học.
Khi thực hiện sáu biện pháp trên một cách đồng bộ và có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau sẽ tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả trong quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học ở nhà trường tiểu học.