Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường tiểu học ở

3.2.3. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức

kiểm tra nội bộ cho đội ngũ công tác viên

3.2.3.1. Mục đích biện pháp

Việc tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức kiểm tra nội bộ cho đội ngũ làm công tác kiểm tra trong nhà trường sẽ giúp họ nâng cao được kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ làm công tác kiểm tra, đặc biệt giúp cho đội ngũ đó có kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống đột xuất trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra như là việc tiếp cơng dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo… Ngồi ra, khi tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong việc thực hiện hoạt động kiểm tra nội bộ còn giúp họ nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên trách hay đội ngũ công tác viên.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Hiện nay, năng lực thực thi kiểm tra nội bộ của đội ngũ cán bộ ở nhiều đơn vị còn hạn chế, một số bộ phận chưa đáp ứng được những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu những kỹ năng cần thiết để quản lý lãnh đạo và thực thi kiểm tra, đặc biệt trong các tình huống, bối cảnh phức tạp. Việc kiểm tra nhiều lúc cịn thụ động, thiếu tính chun nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục. Vì vậy, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng

nâng cao kiến thức, trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đạt hiệu quả. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đối với các nhà trường, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi số và phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0).

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần đổi mới cả nội dung và phương pháp để giúp phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực và kỹ năng tổ chức kiểm tra nội bộ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Cụ thể, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng theo nhu cầu; kỹ năng xử lý tình huống; tiến hành bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức, kỹ năng về kiểm tra nội bộ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, để có thể thực hiện hiệu quả cơng tác kiểm tra nội bộ trường học, đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, trau dồi về trình độ chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và xử lý công việc một cách khoa học, hiệu quả.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Để công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức kiểm tra nội bộ trong nhà trường hiệu quả, cần làm các nội dung sau:

- Đội ngũ lãnh đạo nhà trường phải có sự chỉ đạo sát sao và xây dựng kế hoạch thực hiện tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức kiểm tra nội bộ và có kế hoạch kiểm tra trong quá trình thực hiện công tác bồi dưỡng. Hàng năm, lãnh đạo nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí nguồn kinh phí thích hợp, rà sốt các đối tượng và tạo điều kiện để đội ngũ đó được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức kiểm tra nội bộ. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải hướng đến thực hiện các mục tiêu cơ bản sau:

+ Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chỉ đạo của cấp trên và phục vụ cho kế hoạch về kiểm tra nội bộ của trường.

Nội dung bồi dưỡng phải chú ý đến tất cả các hoạt động, trước hết là hoạt động chuyên môn và các yêu cầu công khai chất lượng của nhà trường; các quy định, chính sách mới của nhà nước, môi trường hoạt động của đơn vị và sau đó là việc sử dụng, bố trí các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường (cả về nhân sự, CSVC-KT và tài chính trường học).

+ Xây dựng lực lượng giảng viên, báo cáo viên theo hướng cộng tác với các cơ quan có chun mơn để đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

+ Xác định rõ số lớp, số lượt người tham gia, đối tượng tham gia. Cần phân rõ ai phải gửi đi đào tạo (để đạt chuẩn, nâng chuẩn...), ai gửi đi bồi dưỡng (BDTX, cập nhật, bổ sung kiến thức...) để huy động đủ, nhưng phải đảm bảo hiệu quả của các hoạt động khác trong trường.

+ Xây dựng biện pháp, giải pháp thực hiện; trong đó có biện pháp đảm bảo về tài chính, TBDH cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

- Tất cả các đội ngũ làm công tác kiểm tra và đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phải thấy rằng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. Chính vì vậy, họ phải hiểu rõ vị trí, vai trị và hoạt động kiểm tra nội bộ trường học và có tinh thần hợp tác, tạo điều kiện cho nhau trong quá trình thực hiện kiểm tra nội bộ và thực hiện nâng cao trình độ của của đội ngũ làm công tác kiểm tra nội bộ.

- Mỗi cán bộ cần phải luôn luôn học tập không ngừng nâng cao về mọi mặt, đặc biệt rèn luyện đạo đức lối sống tác phong trong công tác và nâng cao nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra.

- Để công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức kiểm tra nội bộ trong nhà trường thực hiện tốt, ban lãnh đạo nhà trường cần phải sắp xếp, bố trí thời gian phù hợp cho đội ngũ làm công tác kiểm tra được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn; bố trí địa điểm, CSVC và trang thiết bị đầy đủ để đảm bảo buổi tập huấn được thực hiện một cách hiệu quả và chất lượng và có nguồn kinh phí riêng cho việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học tại các trường tiểu học ở huyện tuy đức, tỉnh đắk nông (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)