Sơ lược chính sách thuế TNCN tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 35 - 39)

Hệ thống chính sách thuế Việt Nam được cải cách tồn diện từ năm 1990. Trong đó, tính đến thời điểm năm 2008, chính sách điều tiết về thuế đối với cá nhân có thu nhập được điều chỉnh bởi các luật và pháp lệnh thuế khác nhau; Đối với cá nhân có thu nhập trong lĩnh vực làm cơng ăn lương chịu sự điều chỉnh bởi pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; cá nhân kinh doanh, hộ cá thể trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ, các hộ cho thuê nhà, phương tiện vận tải, các cá nhân hành nghề độc lập được điều chỉnh bởi luật thuế TNDN; cá nhân có thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất được điều chỉnh của luật Thuế CQSDĐ. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được tiếp tục hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ (thị trường tài chính tiền tệ, thị trường lao động, thị trường bất động sản…) tạo điều kiện cho các cá nhân có thêm nhiều nguồn thu nhập khác nhau ngồi nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền cơng (đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư tài chính, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán….). Đồng thời, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khơng chỉ có người Việt Nam mà người nước ngoài đến làm ăn sinh sống, có thu nhập tại Việt Nam cũng ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, ba loại thuế nêu trên đánh vào thu nhập của cá nhân là khơng cịn phù hợp nữa, qua một số hạn chế chủ yếu như sau:

+ Chưa đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế. Cũng là thu nhập của cá nhân nhưng thu nhập từ kinh doanh thì nộp thuế 28% trên tổng thu nhập; cịn thu nhập từ tiền cơng, tiền lương trên mức 5 triệu đồng/tháng mới nộp thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần từ 10% đến 40%;

+ Nghĩa vụ thuế còn phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài (người Việt Nam nộp thuế cao hơn)

+ Chưa có chính sách thuế điều tiết thống nhất thu nhập cá nhân trong một văn bản pháp luật như thông lệ quốc tế.

Với mục tiêu đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư, đảm bảo huy động nguồn lực để Nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng; Dự thảo luật thuế TNCN đã được nghiên cứu phù hợp với tình hình nước ta và thơng lệ quốc tế, đồng thời kế thừa có chọn lọc những quy định trong chính sách thuế trước đây, khắc phục những điểm chưa phù hợp của chính sách về thuế TNCN; Luật thuế TNCN được Quốc hội khóa 12, kỳ họp thứ 2 thơng qua ngày 21/11/2007. Tuy là một luật Thuế lần đầu được ban hành nhưng nội dung khơng hồn tồn mới, về cơ bản Luật tiếp thu chính sách liên quan đến thuế thu nhập của cá nhân đang cịn phù hợp và có chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung mới. Luật Thuế TNCN đã bao quát được toàn bộ việc đánh thuế trên thu nhập của các cá nhân đã được điều chỉnh trong 3 sắc thuế riêng biệt trước đây. Luật thuế TNCN so với Pháp lệnh thuế TNCN, có những điểm mới cơ bản như sau:

(1) Đối tượng nộp thuế:

Luật thuế TNCN không phân biệt người VN hay nước ngoài mà phân biệt theo đối tượng cư trú hay không cư trú và định nghĩa rõ hơn đối tượng cư trú. Trước đây, Pháp lệnh thuế TNCN chỉ phân biệt cư trú và không cư trú đối với người nước ngồi; đối tượng cư trú chỉ là cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam. Luật thuế TNCN đã bổ sung thêm một điều kiện nữa được coi là cư trú ở Việt Nam, đó là “cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở lại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn”.

(2) Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế có sự thay đổi về cách phân loại, mở rộng và bổ sung thêm khoản thu nhập chịu thuế.

- Về cách phân loại thu nhập chịu thuế: Với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập được phân chia thành thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Luật thuế TNCN phân loại thu nhập chịu thuế theo nguồn phát sinh thu nhập, bao gồm 10 loại thu nhập: thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ thừa kế, quà tặng, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại.

- Mở rộng diện điều tiết trên cơ sở bổ sung một số khoản thu nhập chịu thuế. Luật thuế TNCN đã bổ sung thêm một số khoản thu nhập chịu thuế sau: đưa thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm hiện đang tạm thời chưa thu vào diện chịu thuế, đưa thu nhập từ kinh doanh trước đây được điều chỉnh bởi Luật Thuế TNDN và thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất điều chỉnh bởi Luật Thuế Chuyển quyền sử dụng đất vào diện điều chỉnh bởi Luật thuế TNCN. Đồng thời, Luật cũng mở rộng thêm thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại, từ thừa kế và quà tặng, thu nhập từ casino, thu nhập từ trúng thưởng (đua ngựa, đua chó…v..v., trước đây pháp lệnh chỉ quy định trúng thưởng xổ số và khuyến mãi) chưa chịu sự điều chỉnh của thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nay được đưa vào đối tượng chịu thuế.

Ngoài ra, Trên cơ sở kế thừa các khoản thu nhập không chịu thuế của Pháp

lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Luật thuế TNCN đã thay đổi, gọi đúng bản chất là thu nhập được miễn thuế và bổ sung một số khoản thu nhập được miễn thuế khác. Cụ thể là bổ sung các khoản thu nhập sau vào diện miễn thuế: thu nhập từ tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ; lương hưu; Tiền thửơng cho cá nhân về việc phát hiện, khai báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luât; học bổng nhận từ ngân sách Nhà nước và từ các tổ chức trong và ngồi nước theo quy định của Chính phủ; thu nhập từ viện trợ, từ thiện với điều kiện các quỹ từ thiện này

phải được Nhà nước cho phép thành lập hoặc công nhận hoạt động vì mục đích nhân đạo khơng nhằm mục đích thu lợi nhuận; thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ.

(3) Áp dụng giảm trừ gia cảnh thay cho mức khởi điểm chịu thuế

Thay việc áp dụng mức khởi điểm chịu thuế (đối với người Việt Nam là 5.000.000đ và người nước ngoài 8.000.000đ) bằng quy định về các khoản giảm trừ và mở rộng áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh.

+ Giảm trừ gia cảnh cho cá nhân nộp thuế: Giảm trừ gia cảnh là khoản tiền

được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là các cá nhân cư trú. Theo quy định, mức giảm trừ gia cảnh bao gồm 2 phần, phần đối với NNT và phần đối với những người phụ thuộc mà NNT có trách nhiệm ni dưỡng theo quy định của pháp luật. Cụ thể: mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng; và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1.6 triệu đồng/tháng (Theo quy định của Luật thuế TNCN). Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.

+ Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học, khoản đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, ni dưỡng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già khơng nơi nương tựa: Khoản

đóng góp từ thiện nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế nhưng chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh; không áp dụng đối với cá khoản thu nhập khác. Đây là điểm thể hiện tính nhân văn của Luật thuế TNCN.

(4) Thuế suất: điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất, và tăng bậc thuế suất; thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài.

Theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập thường xuyên chịu thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần với bốn mức thuế suất, thấp nhất

là 10% và cao nhất là 40%. Đối với thuế thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công, Luật thuế TNCN vẫn áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần nhưng mức thuế suất thấp nhất giảm xuống còn 5% và mức thuế suất cao nhất giảm xuống còn 35% với số lượng bậc thuế nâng lên thành bảy bậc và áp dụng chung cho cả người Việt Nam và người nước ngoài. Đối với các khoản thu nhập cịn lại thì áp dụng biểu thuế lũy tiến tồn phần.

Tóm lại, với Luật thuế TNCN ra đời, tất cả cá nhân có thu nhập được điều chỉnh trong 3 sắc thuế trước đây được điều chỉnh thống nhất bởi 1 sắc thuế TNCN. Sự thống nhất này mang lại những thuận lợi nhất định cho công tác quản lý thuế nhưng đi kèm với nó là hàng loạt các vấn đề phức tạp trong công tác quản lý thuế, như kiểm soát thu nhập của NNT trong khi đối tượng nộp thuế tăng cao, thu nhập cũng phức tạp, đa dạng hơn. Do đó, cơng tác quản lý thuế cũng có những thay đổi nhất định để phù hợp hơn so với hiện tại. Còn đối với NNT, trong cơ chế tự khai tự nộp thì địi hỏi NNT phải nắm rõ chính sách thuể để hồn thành đúng, chính xác về tính thuế, khai thuế, nộp thuế đối với từng khoản thu nhập phát sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)