Về công tác kiểm tra thanh tra thuế TNCN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 64)

2.3 Thực trạng quản lý thuế TNCN

2.3.2.4 Về công tác kiểm tra thanh tra thuế TNCN

- Thiếu tính chun nghiệp trong cơng tác lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra. Chưa có một bộ phận đánh giá, phân tích rủi ro thất thốt thuế trong các lĩnh

vực, đối tượng nộp thuế một cách chính xác và chun nghiệp nên cơng tác thanh tra, kiểm tra chưa được chủ động thực hiện theo chuyên đề; phạm vi thực hiện tràn lan trên diện rộng, chưa đánh giá hết mức độ rủi ro và mức độ vi phạm về thuế của NNT để lập kế hoạch kiểm tra thuế, đảm bảo đúng đối tượng cần thanh tra, kiểm tra nên dẫn đến vừa lãng phí nguồn lực, vừa gây phiền hà cho NNT; kế hoạch kiểm tra chưa thực sự chủ động mà hoàn toàn phụ thuộc vào thực tế thực hiện của NNT-các báo cáo quyết toán thuế, các hồ sơ miễn, giảm, hồn ..v..v. Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay, cán bộ Phịng TNCN có nhiệm vụ kiểm tra chấp hành Luật thuế TNCN trên địa bàn quản lý, bao gồm các cơng việc như kiểm tra quyết tốn thuế TNCN, các hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế TNCN, lập biên bản các trường hợp vi phạm và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật; lập danh sách các cá nhân vi phạm về thuế TNCN, các vụ việc cần thanh tra, chuyển Phòng Thanh tra giải quyết các trường hợp vi phạm thuộc phạm vi quản lý; theo đó việc lựa chọn NNT thanh tra phụ thuộc vào công tác kiểm tra phát hiện vi phạm và sự lựa chọn của cán bộ kiểm tra nên mang tính chủ quan.

- Chưa có sự phối hợp với các cơ quan liên quan khác trong việc thu thập

thông tin phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra như ngân hàng, cơ quan quản lý hộ khẩu, công an và CQT các nước….nên đây cũng là một trong những trở ngại lớn nhất cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)