Về Quản lý thu nhập chịu thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 62 - 64)

2.3 Thực trạng quản lý thuế TNCN

2.3.2.3 Về Quản lý thu nhập chịu thuế

Quản lý thu nhập chịu thuế khó khăn hơn so với trước đây, xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nguồn phát sinh thu nhập, hình thức thu nhập phong phú, đa dạng và ngày

phức tạp hơn trong điều kiện HNKTQT đã gây khó khăn trong việc kiểm tra tính

chính xác, đầy đủ. HNKTQT làm thay đổi cả về mức độ và cơ cấu thu nhập. Sự di chuyển về vốn dễ dàng làm cho nguồn thu nhập ngày càng trở nên phong phú. Nguồn thu nhập của các cá nhân trong giai đoạn hiện nay không chỉ đơn thuần là thu nhập từ tiền công, tiền lương nữa mà đã phát sinh nhiều loại thu nhập với số lượng rất lớn từ chuyển nhượng bất động sản, kinh doanh chứng khoán, đầu tư…Bên cạnh đó, sự di chuyển về lao động dễ dàng hơn khiến cho các cá nhân có thể dễ dàng làm việc ở nhiều nước khác nhau và có thu nhập nhiều nước khác nhau. Sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, mạng internet tồn cầu cũng đã làm phát sinh thương mại điện tử, tạo ra những khoản thu nhập phá vỡ khái niệm về thu nhập truyền thống và ngày càng khó kiểm sốt hơn. - Việc thanh toán tiền mặt ở nước ta còn phổ biến cũng dẫn đến việc quản lý, kiểm sốt thu nhập chịu thuế cũng gặp khó khăn, đặc biệt là thu nhập của các cá nhân kinh doanh, hành nghề độc lập mà bên chi trả thu nhập (bên nhận cung ứng hoặc thuê dịch vụ, mua hàng hóa..) khơng phải là các cơ sở sản xuất có đăng ký kinh doanh, được cấp mã số thuế.

- Thiếu sự phối hợp giữa CQT với cơ quan chức năng khác trong quản lý thu

nhập chịu thuế. Hệ thống cơ sở dữ liệu không kết nối với các đơn vị có liên quan

gây ra những khó khăn nhất định cho cơng tác kiểm sốt và xác định thu nhập chịu thuế. Ví dụ như: việc xác định số người được giảm trừ trong trường hợp NNT có chung người phụ thuộc sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là trường hợp xác định người phụ thuộc là bố mẹ, khi bố mẹ đó có nhiều con. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý, đăng ký bất động sản, tài sản cá nhân ở nước ta chưa đi vào nề nếp, cơ sở dữ liệu còn yếu kém nên việc xác định một số khoản thu nhập chịu thuế, miễn thuế với hoạt động chuyển nhượng bất động sản gặp khó khăn như với xác định có một nhà duy nhất được chuyển nhượng.

- Nhận thức của các cá nhân trong tuân thủ pháp luật thuế TNCN chưa cao đã tác động đến hiệu quả công tác quản lý thuế đối với thuế TNCN và nguyên nhân làm tăng chi phí tuân thủ của NNT. Việc nâng cao trình độ dân trí để thực hiện thuế TNCN là kết quả của nhiều hoạt động, của nhiều lực lượng trong xã hội, trong đó cần quan tâm đến ý thức chấp hành pháp luật nói chung và việc hiểu biết, chấp hành pháp luật thuế TNCN nói riêng.

* Với ý thức chấp hành pháp luật nói chung cần được quan tâm từ công tác giáo dục từ trong trường phổ thông. Tuy nhiên, công tác này chưa được quan tâm một cách đúng mức, chưa có một chương trình giáo dục nào đề cập đến việc chấp hành pháp luật thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân.

* Với việc hiểu biết, chấp hành pháp luật thuế TNCN nói riêng thì cơng tác tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về thuế và dịch vụ hỗ trợ NNT là cách thức để đạt được mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp dân cư hiểu và thực hiện pháp luật về thuế về thuế TNCN còn chưa được tiến hành một cách cơ bản, hiệu quả và có hệ thống. Chức năng giải đáp vướng mắc cho NNT chưa được phân định rạch rịi nên cịn tình trạng NNT chủ yếu hỏi ở các phòng thuế TNCN, phịng quản lý. Việc bố trí cán bộ làm việc ở phịng hỗ trợ cịn chưa được quan tâm đúng mức nên có tình trạng bố trí cán bộ chưa có kinh nghiệm, nghiệp vụ hạn chế, chưa tạo được sự tin tưởng cho NNT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)