Cần có sự trao đổi thơng tin, phối hợp chặt chẽ giữa CQT với các cơ quan hữu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 104 - 105)

5.1 Đối với nhà nước

5.1.6 Cần có sự trao đổi thơng tin, phối hợp chặt chẽ giữa CQT với các cơ quan hữu

quan hữu quan trong nước và nước ngoài

Tăng cường phối hợp giữa CQT với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong nước và hợp tác quốc tế với các nước khác nhằm khai thác thông tin cần thiết cho việc kiểm sốt thu nhập, khoản giảm trừ khi tính thuế, thu nhập và số thuế đã nộp ở nước ngoài, nhằm đảm bảo quản lý thuế TNCN hiệu quả và giảm chi phí tuân thủ cho NNT. Cụ thể như sự trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý nhân khẩu với CQT, tốt nhất là xây dựng một hệ thống nối mạng giữa các cơ quan này để việc quản lý giảm trừ gia cảnh được thực hiện một cách chính xác và đảm bảo công bằng. Sự kết nối thông tin với cơ quan bảo hiểm xã hội giúp cho CQT có thể trực tiếp kiểm tra số tiền bảo hiểm bắt buộc đã nộp của NNT mà không cần yêu cầu xác nhận bảo hiểm xã hội của NNT. Bên cạnh đó, việc trao đổi thơng tin cịn giúp CQT kiểm tra tính chính xác số liệu kê khai của NNT đối với thu nhập có nguồn gốc phát sinh ở nước ngồi. Vì thực tế cho thấy một số người nước ngoài khi qua làm việc Việt Nam khơng kê khai chính xác thu nhập như: khơng kê khai thu nhập nước ngồi hoặc kê khai thu nhập rất thấp, kê khai tổng thu nhập thấp hơn GDP bình quân đầu người,

hoặc có trường hợp người nước ngoài kê khai khoản thuế TNCN đã nộp ở nước ngồi mà khơng có chứng từ xác nhận của CQT nước sở tại do CQT nước ngồi khơng có cơ chế xác nhận trực tiếp, NNT muốn biết số tiền đã nộp bao nhiêu thì lên mạng để sưu tra là có kết quả ngay nên tài liệu NNT cung cấp chỉ có bản photo in ra

từ hệ thống mạng nên CQT khó khăn trong việc xác định tính chính xác, trung thực của bản photo này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)