4.5 Kết luận khảo sát và phân tích nguyên nhân phát sinh chi phí tuân thủ
4.5.2.1 Chính sách liên thuế đến thuế TNCN
- Chính sách miễn giảm thuế TNCN năm 2011 là nguyên nhân phát sinh nhiều
trường hợp hoàn thuế hoặc phải quyết toán thuế TNCN, số lượng hồ sơ quyết toán thuế tăng nhanh hơn so với năm trước, hệ quả là NNT phải mất nhiều thời gian khi nộp hồ sơ quyết tốn thuế cịn CQT thì q tải trong việc tiếp nhận hồ sơ.
Nghị quyết Quốc hội số 08/2011/QH13 của Quốc hội quy định miễn thuế thu
nhập cá nhân trong 5 tháng cuối năm (từ ngày 1 tháng 8-2011 đến hết ngày 31 tháng 12-2011) đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền cơng và từ kinh doanh ở mức thuế ở bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần. Và Nghị định số 101 ngày 04/011/2011 của Chính phủ hướng dẫn cụ thể Nghị quyết này về căn cứ xác định việc miễn thuế là thu nhập tính thuế bình qn tháng của cá nhân thực nhận trong toàn bộ năm 2011, minh họa qua công thức sau:
Theo hướng dẫn trên, hàng tháng, cá nhân nếu có thu nhập tính thuế bậc 1 từ tháng 08/2011 đến tháng 12/2011 thì chỉ được tạm miễn giảm thuế. Đến cuối năm, để xác định cá nhân có được miễn giảm thuế khơng thì phải căn cứ vào thu nhập tính thuế bình quân 12 tháng nêu trên. Theo đó, trong thực tế sẽ phát sinh nhiều trường hợp phải quyết tốn thuế cuối năm để nộp thuế hoặc được hồn thuế. Ví dụ
trường hợp phải nộp thêm thuế, đầu năm người lao động nhận thu nhập cao do có
khoản thưởng, lương tháng 13..v..v., những tháng cuối năm chỉ nhận lương có thu nhập tính thuế ở Bậc 1, thuộc trường hợp miễn giảm thuế TNCN, nhưng khi tính thu nhập tính quân bình quân thì lại rơi vào Bậc thuế cao hơn, NNT bị loại khỏi danh sách miễn thuế. Ngược lại, đối với trường hợp hoàn thuế, đầu năm người lao động nhận lương thấp, đến những tháng cuối năm thu nhập không rơi vào diện miễn thuế ở Bậc 1, nhưng khi quyết toán lại rơi vào diện miễn giảm thuế Bậc 1, cá nhân có thể phát sinh hồn thuế.
- Các thuật ngữ trong thủ tục hành chính khơng rõ ràng gây hiểu nhầm NNT,
dẫn đến kê khai sai số thuế phải nộp, phải làm lại nhiều lần.
Trong tờ khai quyết toán thuế TNCN (mẫu 09/KK-TNCN trong Phụ lục 4), chỉ tiêu số [24] ghi “Tổng TNCT làm căn cứ tính giảm thuế” chỉ dành cá nhân có thu nhập chịu thuế tại khu kinh tế được ưu đãi giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp; Dựa trên cơ sở đó, phần mềm HTKK sẽ tự động tính ra số thuế phải nộp (giảm 50%) khi NNT thông tin cần thiết vào. Tuy nhiên, mẫu biểu quyết tốn khơng giải thích rõ vấn đề này, làm cho các đối tượng được miễn giảm thuế khác hiểu chỉ tiêu số [24] là dành cho mọi trường hợp miễn giảm. Do đó, khi NNT nhập thu nhập được miễn giảm thuế khác (như miễn thuế Bậc 1 trong 5 tháng cuối năm nêu trên)
vào chỉ tiêu [24] này dẫn đến số thuế phải nộp sai, NNT phải kê khai lại tờ khai mới.
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng thời điểm quyết toán của tất cả các
sắc thuế.
Theo Luật Quản lý thuế, thời hạn quyết toán thuế của tất cả các sắc thuế là ngày thứ 90 kể từ khi kết thúc năm dương lịch. Do đó, cuối năm số lượng NNT quyết toán thuế rất lớn, CQT quá tải trong tiếp nhận hồ sơ, còn NNT mất thời gian xếp hàng chờ đợi được nộp hồ sơ.
- Hướng dẫn cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công phức tạp trong trường hợp công ty trả thuế thay (Net). Để giải thích cụ thể cách tính
thuế tác giả lần lượt làm rõ ý nghĩa thu nhập Net, Gross, thu nhập thực nhận của NNT trong thực tế và trong công thức.
+ Thu nhập Gross: là tổng thu nhập chịu thuế mà NNT nhận được, chưa trừ các khoản giảm trừ (giảm trừ gia cảnh, bảo hiểm bắt buộc, từ thiện nhân đạo, khuyến học)
+ Thu nhập Net: là thu nhập thực nhận của NNT. + Thu nhập thực nhận:
Thu nhập chịu thuế = thu nhập tính thuế * thuế suất Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ Từ trên, ta suy ra thu nhập thực nhận của NNT như sau:
* Thu nhập thực nhận trong công thức = Thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ - số thuế phải nộp
* Thu nhập thực nhận trong thực tế = Thu nhập chịu thuế – số thuế phải nộp – các khoản giảm trừ (không bao gồm khoản giảm trừ gia cảnh)
Theo quy định, NNT thực hiện quy đổi thành thu nhập trước thuế theo hướng dẫn tại phụ lục số 01/PL-TNCN kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 (xem Phụ lục số 3 ) để tính ra thu nhập tính thuế. Giả sử i là bậc thuế suất trong biểu thuế lũy tiến, công thức được minh họa như sau:
Thu nhập trước thuế i = (NET- số trừ) / (1- Thuế suấti )
Quy định này tưởng dễ hiểu nhưng khi đi vào thực tế thì nhiều NNT khơng đồng tình. Vấn đề phát sinh trong trường hợp này khi NNT nhận thu nhập Net nếu trực tiếp áp dụng chuyển sang thu nhập tính thuế theo hướng dẫn Phụ lục trên thì NNT cảm thấy bị thiệt thịi vì chưa trừ giảm trừ gia cảnh trước khi tính thu nhập tính thuế.
Để giải quyết vấn đề trên, ngày 28/04/2009 Tổng Cục thuế ban hành công văn số 1578/TCT-TCN để hướng dẫn NNT xác định rõ thu nhập thực nhận của NNT trước khi quy đổi sang thu nhập tính thuế theo Phụ Lục thì phải được trừ gia cảnh trước khi tính ra thu nhập tính thuế.
Ngồi ra, trong thực tế, NNT cũng được cơng ty chỉ trả thêm các khoản lợi ích khác như bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện, tiền nhà..v…v.. NNT rất lúng túng không biết khoản tiền bảo hiểm bắt buộc có được trừ vào thu nhập chịu thuế, và các khoản trả thay này là thu nhập Gross hay Net để tính thuế. Để làm rõ vấn đề này, Tổng Cục Thuế hướng dẫn xử lý (công văn số 3565/TCT-TNCN) như sau: đối với cá nhân nhận lương Net và được tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả thay một số khoản như: bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện, tiền nhà, … thì việc quy đổi thu nhập sau thuế ra thu nhập trước thuế được thực hiện theo cách là chỉ quy đổi phần lương lương Net (đã giảm trừ gia cảnh) sang thu nhập chịu thuế, sau đó cộng với các khoản thu nhập chịu thuế khác mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả thay cho cá nhân để xác định thu nhập tính thuế TNCN.
Tóm lại, để tính tốn ra khoản thuế phải nộp được chính xác đối với một người lao động nhận lương Net và nhiều các khoản phụ cấp khác nhau là một điều không dễ dàng nếu như NNT khơng có hướng dẫn cụ thể, cập nhật chính sách thuế thường
xuyên. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, việc thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các cơng ty nước ngồi, lao động có trình độ cao thường là thu nhập Net, tức cá nhân sẽ nhận đúng bằng khoản thu nhập được ký trên hợp đồng, người sử dụng lao động sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về khoản thuế phát sinh cho người lao động.