Hệ thống quản lý thu thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 39 - 49)

Theo quy định hiện hành, tổ chức quản lý thu thuế TNCN bao gồm hệ thống thu trực tiếp của CQT, hệ thống thu gián tiếp thông qua các tổ chức ủy nhiệm thu và các tổ chức chi trả, thể hiện qua Sơ đồ 2.1

Sơ đồ 2.1 : Hệ thống quản lý thu thuế TNCN

Hệ thống quản lý thu hiện hành

Hệ thống thu trực tiếp Hệ thống thu gián tiếp

- Cá nhân được cơ quan chi trả thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập từ các hình thức trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

Cơ chế quản lý thu nộp tiền thuế

- Cá nhân nhận thu nhập trực tiếp từ cơng ty nước ngồi. - Cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, thừa kế, quà tặng.

- Các trường hợp quyết toán thuế trực tiếp với CQT.

Ủy nhiệm thu

Cơ quan chi trả thu nhập

Phương pháp kê khai trực tiếp

Phương pháp khấu trừ tại nguồn

Hệ thống thu trực tiếp của CQT như sau:

CQT ở cấp Cục thuế tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm quản lý kiểm tra và thu thuế của các cá nhân làm việc trong các Văn phịng đại diện nước ngồi, cá nhân nhận thu nhập trực tiếp từ nước ngoài, cá nhân làm việc trong Lãnh sự quán, cá nhân làm việc trong các đơn vị không thuộc Chi cục thuế quản lý.

Các Chi cục thuế chịu trách nhiệm thu thuế đối với đối tượng nộp thuế là các cá nhân công tác tại các doanh nghiệp do đơn vị mình quản lý, các cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ kinh doanh, cá nhân hành nghề tự do.

Hệ thống thu gián tiếp thông qua các tổ chức ủy nhiệm thu và các tổ chức chi trả:

Với chức năng quản lý của mình, Sở Thương Mại TP.HCM có điều kiện nắm bắt được số lượng lao động, những hoạt động có thu nhập của các cá nhân làm việc tại VPĐD, số lượng VPĐD được cấp phép, đang hoạt động, đóng cửa. Do đó, Sở Thương Mại được ủy nhiệm thu thuế đối với các cá nhân làm việc tại VPĐD, dưới sự giám sát của Cục Thuế.

Quản lý thu thông qua tổ chức chi trả: chủ yếu là các doanh nghiệp, các đơn vị có thuê mướn lao động và chi trả tiền lương, tiền cơng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các trường học, bệnh viện hoặc các tổ chức chi trả thu nhập không thường xuyên như: các hình thức trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.

Với hệ thống quản lý thu như vừa nêu trên, cơ chế quản lý thu nộp tiền thuế của NNT cũng được thực hiện thông qua hai phương pháp: khấu trừ tại nguồn, kê khai trực tiếp.

Đối với phương pháp khấu trừ tại nguồn:

Đơn vị chi trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi trả thu nhập (theo biểu thuế lũy tiến). Phương pháp

này có ưu điểm là đảm bảo thu được thuế kịp thời, giảm bớt chi phí quản lý thuế cho cả CQT và NNT.

Ngoài phương pháp khấu theo biểu thuế lũy tiến, thuế TNCN còn quy định khấu trừ đối với các khoản chi trả cho các cá nhân vãng lai như: chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa; tiền lương, tiền cơng, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 01 triệu đồng/lần trở lên thì thực hiện tạm khấu trừ 10% (cá nhân đã có mã số thuế) và 20% (cá nhân khơng có mã số thuế). Cuối năm cá nhân có thu nhập nhiều nơi sẽ tổng hợp tồn bộ thu nhập trong năm để thực hiện kê khai quyết tốn với CQT nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc nộp thừa. Qua phương pháp này nhà nước thực hiện chính sách điều tiết bình đẳng giữa những người có thu nhập chịu thuế tại một nơi ln chấp hành tốt chính sách thu nhập cá nhân với những người có thu nhập nhiều nơi nhưng khơng tự giác kê khai thuế.

Phương pháp kê khai trực tiếp:

Cá nhân kê khai trực tiếp phải tự tính thuế, khai thuế, nộp thuế vào ngân sách và thực hiện lưu giữ thu nhập chứng từ, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định.

Kê khai trực tiếp trong những trường hợp cụ thể sau:

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hoặc cá nhân là người Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền cơng do các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam chi trả trả.

+ Trường hợp cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: trong năm cơng ty chứng khốn, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức phát hành chứng khoán chịu trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN với thuế suất 0.1%. Cuối năm, các cá nhân nào đã đăng ký với CQT nộp thuế TNCN theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20% tính trên thu nhập (áp dụng đối với cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế tốn, hóa đơn, chứng từ) thì phải quyết tốn thuế trực tiếp với CQT trong trường hợp:

Số thuế phải nộp tính theo thuế suất 20% lớn hơn số thuế đã tạm khấu trừ theo thuế suất 0.1% trong năm.

Có u cầu hồn thuế hoặc bù trừ số thuế vào năm sau.

+ Trường hợp cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán thực hiện kê khai trực tiếp với CQT dựa theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế.

+ Đối với cá nhân có thu nhập nhiều nơi, cuối năm phải tổng hợp lại thu nhập của tất cả các nơi để tính tốn lại và thực hiện quyết toán thuế trực tiếp với quan thuế trong trường hợp phải quyết toán theo quy định

Dựa trên hệ thống quản lý thu thuế và cơ chế quản lý thu nộp tiền thuế như trên, theo quy định hiện hành (Thông tư số 28/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 28/02/2011) kỳ kê khai thuế TNCN NNT như sau:

(1) Đối với tổ chức chi trả: thực hiện kê khai thuế hàng tháng và quyết toán thuế năm đối với các khoản thu nhập sau:

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công - Thu nhập từ đầu tư vốn

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán - Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng

- Thu nhập từ bản quyền

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

Trường hợp tháng đầu tiên trong năm phát sinh khấu trừ thuế theo từng loại tờ khai mà có số thuế khấu trừ từ 05 triệu đồng trở lên thì nộp tờ khai thuế theo tháng, nếu có số thuế khấu trừ nhỏ hơn 05 triệu đồng thì nộp tờ khai thuế theo q tính cho cả năm.

- Thu nhập từ tiền lương tiền công: thực hiện kê khai hàng tháng, quyết toán thuế năm. Đặc biệ, kê khai thuế hàng tháng, nếu NNT có thu nhập ổn định, đều đặn hàng tháng thì kê khai một lần, các tháng sau tự nộp thuế theo số đã kê khai (theo thông tư số 20/2010/TT-BTC ngày 05/02/2010) . Cuối năm, các cá nhân rơi vào các trường hợp quyết toán thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán thuế trực tiếp với CQT.

- Thu nhập từ kinh doanh: thưc hiện kê khai theo quý, quyết toán thuế theo năm. (trừ hộ khoán chỉ kê khai một lần trong năm)

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn, thừa kế quà tặng: kê khai theo từng lần phát sinh, cuối năm khơng phải quyết tốn thuế (trừ trường hợp chuyển nhượng chứng khốn có đăng ký nộp thuế TNCN theo thuế suất 20%)

Bảng 2.1: Bảng thống kê kỳ kê khai thuế

STT Loại thu nhập NNT

Cá nhân kê khai

trực tiếp Tổ chức chi trả

1 Thu nhập từ tiền lương tiền công Kê khai hàng tháng, quyết toán năm(1)

Kê khai thuế hàng tháng, quý(2), quyết toán thuế năm

Thu nhập từ kinh doanh Kê khai hàng q,

quyết tốn năm(3) Khơng (4) 2 Thu nhập từ chuyển nhượng bất

động sản, thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.

Từng lần phát sinh

Không

4 Thu nhập từ chuyển nhượng

chứng khoán

0 Từng lần phát sinh,

quyết toán năm

5 Thu nhập từ thừa kế quà tặng Từng lần phát sinh

Không 6 Thu nhập từ đầu tư vốn, bản

quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng.

Không Từng lần phát sinh,

Ghi chú: (1): Riêng đối với cá nhân khơng cư trú khơng phải quyết tốn năm; (2): thực hiện kê khai theo quý nếu số thuế TNCN phải nộp dưới 5 triệu đồng ;(3) Cá nhân chỉ có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khốn khơng phải quyết tốn thuế; cá nhân khơng cư trú chỉ kê khai thuế hàng tháng; (4) Chỉ kê khai thu nhập từ kinh doanh theo từng lần phát sinh đối với cá nhân không cư trú.

Hệ thống quản lý thuế TNCN có liên hệ mật thiết đến chi phí tuân thủ của NNT. Chi phí tuân thủ sẽ lớn hay nhỏ thì tùy thuộc vào từng NNT khác nhau, loại thu nhập khác nhau, phương pháp kê khai và nộp thuế khác nhau. Đối với cá nhân thì chi phí tn thủ (chưa tính thuế TNCN) khi thực hiện quy định của Luật thuế TNCN được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Tóm tắt chi phí tuân thủ của cá nhân nộp thuế TNCN theo phương pháp khấu trừ và kê khai trực tiếp.

*: cá nhân được đơn vị chi trả khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thu nhập.

g nộp thuế

thuế không thực hiện) thực hiện) với cá nhân

Cá nhân được khấu trừ* Cá nhân khai trực tiếp Cá nhân được khấu trừ* Cá nhân kê khai trực tiếp Cá nhân được khấu trừ * Cá nhân khai trực tiếp nhân được khấu trừ* Cá nhân khai trực tiếp nhân được khấu trừ* nhân kê khai trực tiếp Cá nhân cư trú Thu nhập từ tiền

lương, tiền công Thường xuyên, cách tính thuế phức tạp, địi hỏi phải lưu giữ chứng từ, tài liệu liên quan để xác định số thuế phải nộp 0 (Đơn vị chi trả làm thay) X 0 (Đơn vị chi trả làm thay) X** 0 X 0 (Đơn vị chi trả thay mặt nộp quyết toán tại CQT CQT quản lý cơ quan chi trả CQT quản lý cá nhân 0 Phát sinh chi phí tuân thủ Thu nhập từ kinh doanh 0 X 0 X 0 Chi Cục Thuế 0 Thu nhập chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, thu nhập thừa kế, q tặng Khơng thường xun, tính thuế đơn giản 0 X 0 Từng lần phát sinh Khơng quyết tốn (trừ cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khốn có đăng ký khấu trừ thuế 20% đầu năm)

0 Chi cục

thuế

0

Thu nhập từ đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng. Khơng thường xun, tính thuế đơn giản 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Cá nhân không cư trú

10 loại thu nhập như trên Khơng thường xun, tính thuế đơn giản

Tương tự cá nhân cư trú Từng lần phát sinh Khơng quyết tốn Tương tự cá nhân cư trú 0 Phát sinh chi phí tuân thủ

Qua bảng trên, chi phí tuân thủ thuế của cá nhân từ thấp đến cao có thể nhận xét như sau:

+ Cá nhân không cư trú thu nhập phát sinh không thường xuyên, thực hiện kê theo theo từng lần phát sinh. Do đó, tần suất kê khai thuế thấp hơn so với cá nhân cư trú, đồng thời không phải thực hiện quyết tốn thuế nên chi phí tn thủ thấp hơn cá nhân cư trú có thu nhập tương tự.

+ Cá nhân cư trú có thu nhập nhập từ tiền lương, tiền cơng, thu nhập từ đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng được tổ chức chi trả khấu trừ tại nguồn và nộp thuế thay thì khơng phát sinh chi phí tn thủ hoặc phát sinh rất ít.

+ Cá nhân cư trú kê khai trực tiếp có thu nhập nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh mang tính chất thường xun và có tần suất kê khai nhiều hơn nên có chi phí tn thủ nhiều hơn so với cá nhân từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản chỉ kê khai theo từng lần phát sinh thu nhập.

Hơn nữa, trong các khâu từ đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế hàng tháng và quyết tốn năm, có thể thấy khâu quyết tốn thuế của cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh là tốn nhiều chi phí tuân thủ hơn. Trong năm, cá nhân kê khai trực tiếp hàng tháng hoặc quý thì chỉ thực hiện tạm tính để kê khai và nộp thuế, trách nhiệm chưa cao. Cuối năm, để hồn tất hồ sơ quyết tốn thuế, cá nhân phải tập hợp, thu nhập chứng từ, tài liệu của tất cả đơn vị chi trả để tổng hợp và tính tốn lại, đồng thời trách nhiệm của NNT phải tính chính xác số thuế phải nộp, kê khai, nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế trong năm vào ngân sách nhà nước đúng thời hạn quy định. Việc kê khai thiếu, kê khai sai, kê khai thuế và nộp thuế không đúng hạn vào Ngân sách nhà nước đều có quy định trong xử phạt vi phạm về thuế. Do đó, địi hỏi NNT phải hiểu về chính sách thuế TNCN, biết cách kê khai, tính thuế, như vậy NNT mới hồn thành đúng và đủ nghĩa vụ thuế trong năm đó. Việc hiểu chính sách thuế mập mờ, khơng rõ khơng những NNT mất thời gian và cịn dẫn

đến vi phạm pháp luật về thuế như: tính thuế thiếu, tính sai số thuế phải nộp vào Ngân sách nhà nước, kê khai không đầy đủ thu nhập trên tờ khai.

Trong thực tế, cá nhân có chun mơn, hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề khác nhau mặc dù có trình độ học vấn cao cũng phải nhờ các công ty dịch vụ thuế, bạn bè, người thân hoặc đồng nghiệp thực hiện khai thuế do muốn hạn chế sai sót, khơng có thời gian, hoặc khơng nắm rõ về quy định thuế...Và xu hướng này càng tăng khi nước ta nói riêng và tất cả các nước trên thế giới nói chung thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Có thể nói, hiện nay các đơn vị tư vấn thuế đang ngày càng giữ vai trò quan trọng khi mà trách nhiệm của NNT được đề cao trong cơ chế mới này.

Tóm lại, khâu quyết tốn thuế cá nhân là đối tượng cư trú kê khai trực tiếp với CQT có thu nhập từ tiền lương, tiền cơng, từ kinh doanh tốn chi phí tn thủ nhiều nhất.

Theo tổ chức bộ máy hiện hành, Chi cục thuế chịu trách nhiệm quản lý cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, các cá nhân nộp hồ sơ quyết toán từ tiền lương, tiền công làm việc tại cơ quan chi trả do chi cục quản lý (bao gồm các doanh nghiệp ngồi quốc doanh); cịn Cục thuế TP.HCM quản lý các cá nhân thu nhập từ tiền lương, tiền công làm việc tại cơ quan chi trả do Cục quản lý (doanh nghiệp nhà nước, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, các doanh nghiệp có quy mơ lớn) và các cá nhân có thu nhập do các tổ chức nước ngồi chi trả. Đây là đơn vị có số lượng quyết toán thuế TNCN lớn nhất trong địa bàn TP.HCM, có số thuế TNCN nhiều nhất, phát sinh trường hợp đa dạng và phức tạp nhất bao gồm cá nhân hồn thuế và khơng hồn thuế, Việt Nam và nước ngồi. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu chi phí tuân thủ tại khâu quyết toán thuế của cá nhân tại Cục Thuế TP.HCM. Cũng trong luận văn, tác giả đưa ra các nguyên nhân chủ yếu vì sao NNT sử dụng dịch vụ thuế hoặc hỗ trợ kê khai thuế, qua đó biết được khó khăn của NNT nhằm có giải pháp thích hợp hỗ trợ NNT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 39 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)