Về tổ chức bộ máy ngành thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 60 - 62)

2.3 Thực trạng quản lý thuế TNCN

2.3.2.2 Về tổ chức bộ máy ngành thuế

Mặc dù được xem là khá thành công qua các cuộc cải cách về bộ máy ngành thuế nhưng đi sâu phân tích, xem xét về tổ chức bộ máy ngành thuế trong việc quản lý thuế TNCN vẫn còn một số vấn đề sau:

- Mơ hình tổ chức quản lý thu thuế: chồng chéo nhiệm vụ quản lý thuế giữa các phòng ban, bao gồm Phòng tuyên truyền và hỗ trợ NNT và Phịng kê khai, kế tốn thuế.

Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế, về cơ bản tổ chức bộ máy ngành thuế được thực hiện theo mơ hình chức năng. Tuy nhiên, theo quy định này, Phòng TNCN có nhiệm vụ từ việc trả lời thắc mắc của đối tượng về thuế TNCN đến việc đôn đốc kê khai, đăng ký, nộp thuế, quyết toán thuế; kiểm tra việc chấp hành Luật thuế TNCN trên địa bàn.

Trong giai đoạn đầu, thực hiện Luật thuế TNCN thì mơ hình này có thể hiệu quả trong việc tập trung nguồn lực, sử dụng các cán bộ chuyên sâu về thuế TNCN để giải quyết các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, mơ hình đã dẫn đến việc chồng chéo về chức năng quản lý giữa các phịng ban, khơng phát huy được hiệu quả của các phòng ban chức năng khác. Bên cạnh đó, khi việc áp dụng Luật thuế TNCN được thực hiện với tất cả các đối tượng thì khối lượng công việc sẽ rất lớn, nguồn lực kể cả vật chất và con người của Phịng sẽ rất khó có thể đáp ứng được.

- Nguồn lực con người và trang thiết bị cơng tác quản lý thuế TNCN cịn thiếu và

yếu.

+ Tính đến hết năm 2011, tồn TP.HCM có 2.5 triệu cá nhân được cấp mã số thuế. Với số lượng NNT tăng hơn rất nhiều so với số lượng NNT đang quản lý hiện nay thì những yêu cầu về nguồn lực cả về vật chất và con người phải có những tăng trưởng tương xứng. Thực tế cho thấy trong thời gian đầu, CQT còn khá lúng túng trong việc tiếp nhận tờ khai đăng ký mã số thuế, cấp mã số thuế cá nhân và tờ khai đăng ký người phụ thuộc do thiếu nhân lực trong việc nhập thông tin cá

nhân từ tờ khai đăng ký thuế vào hệ thống máy tính thống nhất của Tổng Cục Thuế hay hạn chế của hệ thống máy tính đã dẫn đến hiện tượng việc cấp mã số thuế bị ùn tắc trong thời gian dài. Vấn đề này sau đó được khắc phục khi ngành thuế triển khai cấp mã số thuế TNCN do cơ quan chi trả đảm nhiệm thông qua cấp mã số thuế qua mạng internet. Tuy nhiên, cịn vấn đề về thơng tin người phụ thuộc của NNT vẫn chưa được triển khai nhập vào hệ thống. Thực trạng này cho thấy những hạn chế về nguồn lực của ngành thuế trong việc quản lý, và việc xã hội hóa một số cơng việc trong lĩnh việc quản lý thuế là giải pháp có thể khắc phục được tình trạng này nhưng chưa được nghiên cứu và quan tâm một cách đúng mức.

+ Đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ chỉ dựa vào tiêu chuẩn định tính mà rất khó định lượng do chưa có một bảng tiêu chí nào trong việc xác định nội dung công việc, yêu cầu về kết quả của công việc cũng như các yêu cầu, tiêu chuẩn về cán bộ thực hiện cơng việc đó. Việc đánh giá kết quả cơng việc hay đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ vì vậy khơng chính xác, dẫn đến việc chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ cũng chưa đảm bảo công bằng.

+ Bên cạnh đó, việc đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ cũng chưa được thực hiện một cách thường xuyên, theo chuyên đề mà thông thường chỉ là có sự thay đổi chính sách thuế thuế mới có đợt tập huấn cho cán bộ. Vấn đề này xuất phát từ việc trung tâm đào tạo chưa có một chương trình phù hợp và hiệu quả cho việc nâng cao năng lực của cán bộ thuế, một phần là do bản thân từng cán bộ cũng rất khó sắp xếp thời gian để có thể theo học do nguồn lực con người trong các bộ phận hiện nay đang hạn chế.

+ Nguồn lực con người chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập. Hội nhập kinh tế phát sinh nhiều người nước ngồi đến cơng tác, làm việc tại Việt Nam hoặc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như người nước ngoài đến liên hệ trực tiếp với Cục Thuế về thủ tục thuế, chính sách thuế, khai thuế. Điều này địi hỏi cán bộ thuế thuế phải sử dụng thành thạo tiếng Anh khai thác thông tin trên mạng internet, có vốn ngoại ngữ đủ để có thể làm việc được với

người nước ngồi trong kiểm tra tính chính xác của tờ khai thuế TNCN cũng như tính xác thực của các thông tin trên tờ khai. Đây cũng chính là một trở ngại cho công tác quản lý thuế TNCN trong điều kiện hội nhập.

- Trang bị phương tiện quản lý chưa đáp ứng yêu cầu: công tác xây dựng cơ

sở vật chất của ngành còn chậm trễ, trụ sở còn chật chội, phân tán, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn thuận tiện cho NNT. Hệ thống máy móc thiết bị cịn hạn chế, các phần mềm chuyên biệt để kiểm tra, đối chiếu thu nhập của NNT chưa hoàn chỉnh, chưa triển khai thuế quan mạng internet cho tờ khai thuế thu nhập đối với cá nhân, hệ thống dữ liệu chưa tập hợp đầy đủ được hết thông tin người nộp như thu nhập, thông tin giảm trừ gia cảnh đã đăng ký, bảo hiểm bắt buộc, tình trạng nợ của NNT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)