ĐOẠN CUỐI : SỰ HỢP ĐỒNG VĨ ĐẠ

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 107 - 112)

Mỗi nền văn minh hoạt động trong và trên vũ trụ sinh học, phản ánh và làm thay đổi sự trộn lẫn về dân cư và tài nguyên. Mỗi nền văn minh có một mơi trường cơng nghệ đặc trưng - một cơ sở năng lượng gắn với hệ thống sản xuất mà hệ thống này lại gắn với hệ thống phân phối. Mỗi nền văn minh có một mơi trường xã hội gồm các thiết chế xã hội tương quan và có tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi nền văn minh có một mơi trường tin tức - các kênh thông tin mà tin tức cần thiết chảy qua. Mỗi nền văn minh có phạm vi quyền lợi riêng của nó. Mỗi nền văn minh có các mối quan hệ đặc trưng với thế giới bên ngồi - bóc lột, cộng sinh, chiến đấu hoặc hịa bình. Và mỗi nền văn minh có ý thức hệ riêng của nó - những nhận thức văn hóa, cấu trúc quan điểm về thực tế và biện hộ những hoạt động của nó.

Làn sóng thứ ba đang mang đến những thay đổi cách mạng và tự tăng cường ngay tức thì ở các cấp độ khác nhau. Hậu quả không phải chỉ là sự phân hóa xã hội cũ mà cịn là việc tạo ra nền tảng cho xã hội mới.

Khi các thiết chế Làn sóng thứ hai sụp đổ, khi tội ác gia tăng, khi gia đình hạt nhân tan rã, khi các hệ thống quan liêu một thời đáng tin cậy hoạt động chệch choạc, khi hệ thống y tế sụp đổ và các nền kinh tế công nghiệp lung lay một cách nguy hiểm, chúng ta chỉ thấy sự đổ nát và suy sụp xung quanh chúng ta. Thế nhưng sự suy sụp xã hội là lớp phân trộn của nền văn hóa mới. Trong

năng lượng, cơng nghệ, cấu trúc gia đình, văn hóa, và những lĩnh vực khác, chúng ta đang lắp đặt cấu trúc cơ bản xác định những tính chất chủ yếu của nền văn minh mới đó.

Thực vậy, lần đầu tiên chúng ta có thể xác định những tính chất chính này và các mối tương quan lẫn nhau giữa chúng. Nền văn minh phơi thai Làn sóng thứ ba khơng những chỉ chặt chẽ và có thể thực hiện được theo nghĩa sinh thái và kinh tế, mà cịn hợp với khn phép và dân chủ hơn nền văn minh Làn sóng thứ hai.

Chắc chắn giai đoạn giao thời sẽ đầy những mâu thuẫn xã hội, rối loạn kinh tế, các phe phái đụng độ, ly khai, lộn xộn về công nghệ hoặc thảm họa, hỗn loạn chính trị, bạo động, chiến tranh và nguy cơ chiến tranh. Trong một bối cảnh với các thiết chế và giá trị đang phân hóa, những kẻ mị dân và các phong trào sẽ tìm cách cầm quyền. Sự đụng độ của hai nền văn minh sẽ tạo ra những mối nguy hiểm thê thảm.

NHỮNG CƠ SỞ CỦA NGÀY MAI

Nền văn minh Làn sóng thứ ba khơng giống như những nền văn minh trước, nó sẽ lấy năng lượng từ nhiều nguồn khác nhau, những nguồn năng lượng tự lực và có thể hồi phục được chứ không phải những nguồn tài nguyên kiệt cạn.

Nền văn minh Làn sóng thứ ba cũng sẽ dựa trên cơ sở cơng nghệ khác nhau như sinh học, công nghệ gen, điện tử, khoa học vật liệu, kỹ thuật vũ trụ và đại dương học. Trong khi một số công nghệ cần năng lượng cao, hầu hết cơng nghệ Làn sóng thứ ba được thiết kế để sử dụng ít năng lượng. Các nền cơng nghệ Làn sóng thứ ba cũng khơng đại chúng hoặc nguy hiểm về sinh thái như những nền công nghệ quá khứ. Nhiều công nghệ sẽ là qui mô nhỏ, vận hành đơn giản, với chất thải sẽ được tái sinh để trở thành vật liệu cho một công nghiệp khác.

Đối với nền văn minh Làn sóng thứ ba, nguyên liệu cơ bản nhất là tin tức, gồm cả trí tưởng tượng. Với tin tức trở thành quan trọng hơn trước đây, nền văn minh mới sẽ cấu trúc lại giáo dục, định nghĩa lại nghiên cứu khoa học và tổ chức lại thơng tin. Thay vì bị một số thơng tin đại chúng thống trị, nền văn minh làn sóng thứ ba sẽ dựa trên thơng tin tác động qua lại với nhau và phi đại chúng hóa, nền thơng tin này sẽ chuyển hình ảnh đa dạng và cá nhân hóa cao ra vào dịng trí tuệ của xã hội.

Sự dịch chuyển lên một xã hội điện tử cao, dựa trên cơ sở tin tức sẽ làm giảm nhu cầu của chúng ta đối với năng lượng giá thành cao. Việc computơ hóa xã hội sẽ khơng phi cá nhân hóa các mối quan hệ con người. Sự hịa nhập về các dạng năng lượng, cơng nghệ, và tin tức Làn sóng thứ ba sẽ làm tăng tốc những thay đổi cách mạng trong lao động. Các nhà máy vẫn còn tiếp tục được xây dựng, nhưng nhà máy Làn sóng thứ ba khơng giống như những nhà máy chúng ta biết và số người làm việc trong các nhà máy sẽ tiếp tục giảm.

Nhà máy Làn sóng thứ ba sẽ khơng cịn là mơ hình cho những loại thiết chế khác phỏng theo. Nó sẽ sản xuất những sản phẩm phi-đại chúng hóa. Nó sẽ dựa trên những phương pháp sản xuất tiên tiến. Nó sẽ dùng ít năng lượng, phí phạm ít nguyên vật liệu, sử dụng ít linh kiện hơn, và địi hỏi thiết kế thơng minh hơn. Các nhà máy Làn sóng thứ ba sẽ được đặt ở ngoài các thành phố lớn. Chúng cũng nhỏ hơn các nhà máy của quá khứ, với các đơn vị tổ chức nhỏ hơn, mỗi đơn vị được quyền tự quản lớn hơn. Tương tự như thế, văn phịng Làn sóng thứ ba sẽ khơng cịn giống như văn phòng ngày nay. Cơng việc bàn giấy của văn phịng sẽ được thay thế bằng máy computơ. Nhiệm vụ của thư ký cũng sẽ được thay thế bằng máy computơ. Văn phịng sẽ được tự động hóa hoàn toàn.

Để điều hành những nhà máy và văn phịng này của tương lai, các cơng ty Làn sóng thứ ba sẽ cần những cơng nhân giàu sáng kiến và tháo vát. Để chuẩn bị cho những người làm việc như thế,

trường học sẽ dần dần loại bỏ những phương pháp giáo dục hiện nay đã tạo ra những cơng nhân Làn sóng thứ hai với những cơng việc lặp đi lặp lại.

Sự thay đổi rõ nét nhất trong nền văn minh Làn sóng thứ ba có thể là chuyển việc làm từ văn phịng về nhà. Khơng phải tất cả mọi công việc đều được làm tại nhà. Nhưng khi thông tin giá thành thấp được thay thế cho giao thông giá thành cao, khi chúng ta tăng vai trị của thơng tin và trí tưởng tượng trong sản xuất, thì vai trị lao động đơn điệu cũng giảm và một phần lớn lực lượng lao động trong các xã hội Làn sóng thứ ba sẽ thực hiện ít nhất một phần công việc ở nhà, nhà máy được dành cho những người phải điều khiển các loại máy móc lớn.

Sự xuất hiện người tiêu sản, sự phát triển của ngôi nhà điện tử, sự phát minh ra những cấu trúc tổ chức mới trong kinh doanh, sự tự động hóa và phi đại chúng hóa của sản xuất - tất cả đều hướng về ngôi nhà ở như là một đơn vị trung tâm trong xã hội ngày mai, một đơn vị với những chức năng kinh tế, y tế, giáo dục và xã hội được nâng cao. Thế nhưng chẳng có thiết chế nào, dù là ngơi nhà sẽ giữ vai trị trung tâm như nhà thờ hoặc nhà máy trong quá khứ. Vì xã hội dường như sẽ được xây dựng xung quanh một mạng lưới chứ không theo đẳng cấp của các thiết chế mới.

Điều này có nghĩa là các cơng ty khơng cịn là biểu tượng cho các thiết chế xã hội khác. Trong các xã hội Làn sóng thứ ba, cơng ty vẫn được cơng nhận như là tổ chức phức tạp, và sẽ đáp ứng đồng thời cùng một lúc nhiều mục tiêu, chứ không phải chỉ cho lợi nhuận hoặc chỉ tiêu sản xuất. Các công ty hoặc tự nguyện hoặc bị buộc phải đáp ứng với những gì mà ngày nay được xem như là phi kinh tế và với những nhân tố như sinh thái, chính trị, xã hội, văn hóa và đạo đức.

Những khái niệm của Làn sóng thứ hai về tính hiệu quả thường được dựa trên khả năng của công ty đưa vào giá thành gián tiếp để người tiêu dùng hoặc người đóng thuế phải trả, sẽ được tính lại gộp cả những giá thành xã hội, kinh.tế v.v... để chuyển đổi thành giá thành kinh tế thích ứng. "Tư tưởng kinh tế" - tức là cái gì cũng quy ra giá trị kinh tế - đó là đặc trưng của những người quản lý Làn sóng thứ hai. Tư tưởng đó ngày càng sẽ trở thành ít phổ biến hơn.

Giống như những tổ chức khác, công ty sẽ chịu sự cấu trúc lại khi những luật lệ của nền văn minh Làn sóng thứ ba có hiệu lực. Thay vì một xã hội đồng bộ hóa với nhịp điệu của dây chuyền sản xuất, xã hội Làn sóng thứ ba sẽ có nhịp điệu và thời gian biểu linh động. Thay vì tiêu chuẩn hóa xã hội đại chúng về cách xử thế, tư tưởng, ngôn ngữ và cách sống, xã hội Làn sóng thứ ba sẽ được xây dựng trên sự đa dạng. Thay vì một xã hội tập trung dân cư, năng lượng và những tính chất khác của cuộc sống, xã hội Làn sóng thứ ba sẽ phi tập trung hóa và phân tán. Thay vì chấp nhận nguyên tắc "lớn hơn là tốt hơn", xã hội Làn sóng thứ ba sẽ hiểu được ý nghĩa "qui mơ thích hợp". Thay vì một xã hội tập quyền cao, xã hội Làn sóng thứ ba sẽ thừa nhận giá trị quyết định của phân quyền.

Tất cả các xã hội trong thời kỳ chuyển tiếp đến Làn sóng thứ ba đều gặp phải vấn đề thất nghiệp. Từ năm 1950 trở đi, công việc bàn giấy và dịch vụ đã giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động bị khu vực sản xuất đang phá sản sa thải. Ngày nay, khi cơng việc bàn giấy đến lượt được tự động hóa, thì câu hỏi đặt ra là khu vực dịch vụ truyền thống có thể đảm nhiệm nổi vấn đề trên không ? Một số nước đã che đậy vấn đề bằng việc hạn chế khối lượng công việc để khỏi có nạn thất nghiệp, nới rộng cơ chế quan liêu, xuất khẩu lao động dư thừa, v.v... Nhưng vấn đề vẫn không thể giải quyết được chừng nào vẫn cịn trong khn khổ của các nền kinh tế Làn sóng thứ hai.

Điều này giải thích tầm quan trọng của việc hòa nhập giữa người sản xuất và người tiêu thụ, hay là người tiêu-sản. Nền văn minh Làn sóng thứ ba sẽ tạo ra khu vực kinh tế dựa trên sản xuất để tiêu dùng chứ không phải để trao đổi, một khu vực dựa trên việc "tự làm lấy" chứ không phải

"làm cho thị trường". Sau 300 năm "thị trường hóa", bước ngoặt đột ngột này sẽ đòi hỏi và tạo ra tư tưởng hoàn toàn mới về các vấn đề kinh tế của chúng ta, từ thất nghiệp và thịnh vượng đến giải trí và vai trị cơng việc.

Con người Làn sóng thứ ba sẽ chấp nhận những nhận thức mới về thiên nhiên, tiến bộ, tiến hóa, thời gian, khơng gian, vật chất và nguyên nhân. Tư tưởng của họ sẽ ít bị máy móc ảnh hưởng, được định hình nhiều hơn những khái niệm như qui trình, hồi tiếp, và mất cân bằng. Họ sẽ biết rõ hơn về tính gián đoạn trực tiếp từ tính liên tục. Những tơn giáo mới, những nhận thức mới về khoa học, những hình ảnh mới về bản chất con người, những dạng về nghệ thuật mới sẽ xuất hiện, đa dạng hơn so với thời kỳ công nghiệp.

Sự khác biệt ngày càng tăng của xã hội cũng có nghĩa là vai trị nhà nước - quốc gia bị giảm. Nền văn minh Làn sóng thứ ba sẽ dựa trên sự phân phối lại quyền lực mà trong đó quốc gia khơng cịn quyền lực tuyệt đối như trong quá khứ, trong khi đó các thiết chế khác như công ty đa quốc gia hoặc thành phố - nhà nước sẽ có quyền lực lớn hơn.

Các khu vực sẽ có quyền lực lớn hơn khi thị trường và kinh tế quốc gia bị chia nhỏ, một số khu vực có thị trường và kinh tế lớn hơn thị trường và kinh tế quốc gia. Những liên minh mới hình thành khơng phải theo cự ly địa lý mà là trên các mối quan hệ chung về văn hóa, sinh thái, tơn giáo hoặc kinh tế. Do đó một vùng ở Bắc Mỹ có thể phát triển các mối quan hệ chặt chẽ với một vùng ở châu Âu hoặc ở Nhật chứ không phải với vùng láng giềng cạnh họ, hoặc ngay cả với chính phủ quốc gia của họ. Liên kết các vùng lại với nhau khơng có nghĩa là sẽ có một chính phủ - thế giới độc nhất mà là một mạng lưới dày đặc của các tổ chức xuyên quốc gia mới.

Ngồi các quốc gia giàu có ra, ba phần tư các nước khơng công nghiệp của nhân loại sẽ chiến đấu chống lại nghèo khổ với những công cụ mới chứ khơng phải bắt chước xã hội Làn sóng thứ hai hoặc trở về những điều kiện Làn sóng thứ nhất. Những "chiến lược phát triển" mới và cơ bản sẽ xuất hiện, phản ánh đặc tính văn hóa và tơn giáo đặc biệt của mỗi vùng.

KHÁI NIỆM VỀ "THỰC TẾ - LÝ TƯỞNG"

Những gì chúng ta thấy ở đây là những nét phác họa một cách hồn tồn mới về cuộc sống, nó ảnh hưởng khơng chỉ đến cá nhân mà đến cả hành tinh. Nền văn minh mới được phác thảo ở đây không thể nào là điều không tưởng. Vấn đề cá nhân và cộng đồng. Vấn đề chính trị. Vấn đề bình đẳng, cơng bằng và đạo đức. Vấn đề nền kinh tế mới, đặc biệt là mối quan hệ giữa việc làm, phúc lợi, và tiêu sản - Tất cả những vấn đề đó và các vấn đề khác nữa sẽ khuấy động những nhiệt tình say mê đấu tranh.

Làn sóng thứ ba mang theo nó những thách thức sâu sắc đối với nhân loại, từ nguy cơ sinh thái đến mối nguy hiểm về chủ nghĩa khủng bố ngun tử và chủ nghĩa phát xít điện tử, nó khơng phải đơn giản là sự kéo dài đầy ác mộng của chủ nghĩa công nghiệp. Ở đây, chúng ta thấy nổi lên cái có thể được gọi là "thực tế - lý tưởng", tức là cái không tốt nhất cũng không xấu nhất của tất cả thế giới mà là cái vừa thực tế hơn vừa được ưa thích hơn những cái mà chúng ta đã có. Khơng giống như thuyết khơng tưởng, thuyết thực tế - lý tưởng khơng phải là khơng có khuyết điểm, khơng có sự kinh tởm chính trị và khơng có những cái xấu. Khơng giống như hầu hết thuyết không tưởng, thuyết thực tế - lý tưởng không phải là tĩnh hoặc bị hạn định trong sự hồn hảo khơng thực tế.

Nói tóm lại, thuyết thực tế - lý tưởng tạo ra một khả năng cách mạng và tích cực mà vẫn nằm trong khoảng cách có thể đạt được một cách thực tế.

Theo nghĩa này, nền văn minh Làn sóng thứ ba chính là một tương lai thực tế - lý tưởng. Người ta có thể nhìn thấy trong nó một nền văn minh cho phép sự khác biệt cá nhân, chấp nhận sự đa

dạng về chủng tộc, khu vực, tơn giáo và văn hóa. Một nền văn minh đầy sáng tạo và có khả năng tạo ra sự ổn định tương đối cho những người cần hoặc muốn có sự ổn định. Một nền văn minh khơng địi hỏi phải dốc hết nghị lực tốt nhất vào thị trường hóa. Một nền văn minh có khả năng hưởng niềm say mê lớn vào nghệ thuật. Một nền văn minh đang đối diện với những chọn lựa lịch sử chưa từng có về cơng nghệ gen và tiến hóa, tạo ra những tiêu chuẩn đạo đức và luân lý để đối phó với những vấn đề phức tạp. Sau cùng, một nền văn minh rất dân chủ và nhân đạo, ở thế cân bằng với vũ trụ sinh học và khơng cịn phụ thuộc một cách nguy hiểm vào các nguồn trợ cấp có thể khai thác được của phần cịn lại của thế giới. Cơng việc khó khăn là thực hiện, nhưng khơng

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w