GANDHI VỚI VỆ TINH
CÂU HỎI LÀN SÓNG THỨ BA
Sự xuất hiện của Làn sóng thứ ba làm thay đổi tất cả mọi thứ, trong khi khơng có lý thuyết nào của thế giới cơng nghệ cao, dù là tư sản hay mácxít để giải quyết các vấn đề của các nước "đang phát triển", và khơng có mơ hình sẵn có nào hồn chỉnh để chuyển giao, thì một mối quan hệ mới kỳ lạ giữa các xã hội Làn sóng thứ nhất và nền văn minh Làn sóng thứ ba đang nhanh chóng hình thành.
Chúng ta đã nhìn thấy những cố gắng ngây thơ nhằm "phát triển" các nước Làn sóng thứ nhất bằng việc áp đặt các dạng Làn sóng thứ hai khơng thích hợp - sản xuất hàng loạt, thơng tin đại chúng, giáo dục kiểu nhà máy, chính phủ nghị viện, và quốc gia - nhà nước, v.v... - mà không để cho những nước này hoạt động thành cơng thì truyền thống gia đình, phong tục hơn nhân, tôn giáo và các cấu trúc vai trị, tất cả đều bị nghiền nát, tồn bộ nền văn hóa bị phá tan đến tận gốc rễ.
Ngược lại, nền Văn minh Làn sóng thứ ba có nhiều tính chất giống các tính chất trong xã hội Làn sóng thứ nhất như sản xuất phân quyền hóa, qui mơ thích hợp, năng lượng có thể phục hồi, phi đơ thị hóa, làm việc tại nhà, mức tiêu sản cao, v.v... Có thể nói đó là sự quay lại biện chứng.
Ngày nay điều đáng ngạc nhiên là các nền văn minh Làn sóng thứ nhất và Làn sóng thứ ba dường như có gì đó chung với nhau hơn là với nền văn minh Làn sóng thứ hai. Nói tóm lại là chúng hợp với nhau.
Với sự phù hợp kỳ lạ này, ngày nay liệu các nước Làn sóng thứ nhất có thể sử dụng một số tính chất của nền văn minh Làn sóng thứ ba mà khơng phải phá tan nền văn hóa của họ hoặc khơng cần đi qua giai đoạn phát triển Làn sóng thứ hai hay khơng ? Liệu có nước nào áp dụng các cấu trúc Làn sóng thứ ba tốt hơn là cơng nghiệp hóa theo cách cổ điển hay khơng ?
Có thể nào một xã hội có thể đạt được mức sống cao mà khơng cần phải tập trung tồn bộ năng lượng của nó cho sản xuất để trao đổi không ? Với những khả năng chọn lựa khác nhau của Làn sóng thứ ba, người ta có thể làm giảm tỉ lệ tử vong trẻ em, làm tăng tuổi thọ, làm giảm nạn mù chữ, làm tăng mức dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống nói chung mà khơng cần phá tan tôn giáo hoặc giá trị của họ.
Các chiến lược "phát triển" của ngày mai sẽ không đến từ Oasinhtơn, Mátxcơva, Pari hoặc Giơnevơ, mà đến từ châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh. Chúng sẽ là bản xứ, phù hợp với nhu cầu địa phương hiện tại. Chúng sẽ không quá nhấn mạnh kinh tế đến mức phải trả giá về sinh thái, văn hóa, tơn giáo hoặc cấu trúc gia đình và tâm lý về sự tồn tại. Chúng sẽ khơng bắt chước bất kỳ mơ hình bên ngồi nào cả. Làn sóng thứ ba sẽ cung cấp cho các nước nghèo nhất cũng như là các nước giàu nhất những cơ hội hoàn toàn mới.