SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGƯỜI TIÊU-SẢN NỀN KINH TẾ VƠ HÌNH
KINH TẾ HỌC LÀN SÓNG THỨ BA
Những thay đổi do sự xuất hiện của người tiêu-sản tác động mạnh vào kinh tế học. Các nhà kinh tế học sẽ phải phát triển một khái niệm mới và tổng thể hơn về kinh tế, nghĩa là phải phân tích những gì đang xảy ra ở khu vực A cũng như là phải biết hai khu vực đó liên quan với nhau
như thế nào.
Khi Làn sóng thứ ba bắt đầu cấu trúc lại nền kinh tế thế giới, ngành kinh tế học bị tấn cơng dữ dội vì sự bất lực của nó khơng giải thích được những gì đang xảy ra. Những cơng cụ phức tạp nhất của nó, gồm cả các mơ hình và ma trận computơ hóa, báo cho chúng ta biết ngày càng ít thơng tin về nền kinh tế đang hoạt động như thế nào. Thực vậy, nhiều nhà kinh tế học kết luận rằng tư tưởng kinh tế truyền thống của cả tư bản lẫn mácxít đều khơng có quan hệ với thực tế đang thay đổi nhanh.
Một lý do then chốt có thể là vì ngày càng có nhiều thay đổi quan trọng nằm ngồi khu vực B, nghĩa là nằm ngồi tồn bộ qui trình trao đổi. Để đưa kinh tế học gắn lại với thực tế, các nhà kinh tế học Làn sóng thứ ba sẽ cần phát triển những mơ hình mới, những biện pháp mới, những chỉ số mới cho việc diễn tả các qui trình trong khu vực A, và sẽ phải suy nghĩ lại nhiều giả thiết cơ bản từ sự xuất hiện của người tiêu-sản.
Một khi chúng ta thừa nhận các mối quan hệ chặt chẽ liên kết sản xuất đo được (và sức sản xuất) ở khu vực B và sản xuất không đo được (và sức sản xuất) ở khu vực A (tức là nền kinh tế vơ hình), thì chúng ta buộc phải định nghĩa lại những từ ngữ này. Kiến thức, kinh nghiệm, danh dự, và động cơ của người tiêu thụ ảnh hưởng đến sức sản xuất dịch vụ. Nhưng ngay cả trong những từ ngữ này, "sức sản xuất" của người tiêu thụ vẫn được nhìn theo khía cạnh của khu vực B, có nghĩa chỉ như là một phần đóng góp vào sản xuất để trao đổi. Như thế khơng có sự thừa nhận rằng sản xuất hiện nay cũng đang xảy ra ở khu vực A, nghĩa là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất để tự dùng là có thật, và chúng có thể thay thế hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở khu vực B. Các sơ đồ sản xuất truyền thống, đặc biệt là các sơ đồ Tổng sản phẩm thu nhập quốc dân, càng ngày càng ít có ý nghĩa hơn cho đến khi chúng ta mở rộng sơ đồ cho phép bao gồm cả những gì xảy ra ở khu vực A.
Sự hiểu biết về việc xuất hiện người tiêu-sản cũng giúp nhìn rõ hơn khái niệm giá cả. Chúng ta sẽ hiểu vấn đề tốt hơn nếu chúng ta thừa nhận rằng tính hiệu quả của người tiêu-sản trong khu vực A có thể dẫn đến giá thành cao hơn hoặc thấp hơn cho các công ty hoặc cơ quan Nhà nước hoạt động trong khu vực B. Ví dụ, tỉ lệ cao về nghiện rượu, khủng hoảng tinh thần trong lực lượng lao động, tất cả đều cộng vào "giá thành hoạt động kinh doanh" như đã được đo trong khu vực B. Do đó nếu các nhóm tự giúp đỡ lẫn nhau làm giảm bớt những tình trạng như thế trong lực lượng lao động, thì giá thành hoạt động sẽ giảm. Hiệu suất tiêu-sản ảnh hưởng hiệu suất sản xuất.
Những nhân tố tế nhị hơn cũng ảnh hưởng đến giá thành sản xuất trong kinh doanh. Khả năng biết đọc, biết viết của người lao động như thế nào ? Họ nói cùng một ngơn ngữ khơng ? Về văn hóa họ có đáp ứng được cơng việc khơng ? Kỹ năng xã hội hóa được trong cuộc sống gia đình làm tăng thêm hay làm giảm bớt khả năng nghề nghiệp của họ ? Tất cả những đặc tính, thái độ, giá trị, kỹ năng và động cơ cần thiết cho sức sản xuất cao trong khu vực B, được sản xuất, hay nói chính xác hơn được tiêu-sản trong khu vực A. Sự xuất hiện của người tiêu sản, nghĩa là sự hợp nhất người tiêu thụ vào sản xuất, sẽ bắt buộc chúng ta xem xét kỹ hơn những mối tương quan như thế.
Sự thay đổi đó cũng buộc chúng ta phải định nghĩa lại hiệu suất. Ngày nay trong việc định nghĩa hiệu suất, các nhà kinh tế học so sánh sự khác nhau trong việc sản xuất cùng một sản phẩm hoặc dịch vu. Họ ít khi so sánh hiệu suất nó trong khu vực B đối với hiệu suất tiêu-sản nó trong khu vực A. Thế nhưng đấy chính là điều mà hàng triệu người đang làm. Một khi mức độ thu nhập được đảm bảo thì họ thấy rằng có lợi cả về kinh tế và tâm lý trong việc tiêu sản hơn là kiếm thêm tiền. Các nhà kinh tế học hoặc kinh doanh không thể phát hiện ảnh hưởng tiêu cực của hiệu suất khu vực B đối với khu vực A. Chúng ta có thể thấy rằng những gì dường như khơng có hiệu quả
theo từ ngữ truyền thống khu vực B, lại vơ cùng có hiệu quả khi chúng ta xem xét tồn bộ nền kinh tế chứ không phải một bộ phận của nó. Nói rõ hơn, "hiệu suất" phải tính đến cả những ảnh hưởng phụ, và cho cả hai khu vực của nền kinh tế chứ không phải chỉ cho một khu vực.
Đối với những khái niệm như "thu nhập", "phúc lợi", "nghèo khổ" hoặc "thất nghiệp" thì như thế nào ? Nếu một người sống một nửa trong hệ thống và một nửa ngoài hệ thống thị trường, sản phẩm nào phải được xem như là một phần thu nhập của họ ? Chúng ta định nghĩa phúc lợi như thế nào trong một hệ thống như thế ? Người nhận phúc lợi có phải làm việc khơng ? Nếu làm việc thì tất cả cơng việc có cần ở trong khu B khơng ? hoặc có cần khuyến khích người nhận phúc lợi trở thành tiêu-sản không?
Ý nghĩa thật sự của "thất nghiệp" là gì ? Một người công nhân xe ô tô bị thất nghiệp đang tự chữa ở nhà có cùng nghĩa với người thất nghiệp ngồi xem tivi hay không? Sự xuất hiện người tiêu sản bắt buộc phải xem xét lại tồn bộ cách nhìn của chúng ta một mặt về vấn đề thất nghiệp, mặt khác về vấn đề phí phạm quan liêu và sự hạn chế khối lượng cơng việc để khỏi có nạn thất nghiệp. Các xã hội Làn sóng thứ hai đã cố gắng đối phó với vấn đề thất nghiệp bằng những cách như chống lại cơng nghệ mới, đóng cửa khơng cho nhập cư, tạo ra sự trao đổi lao động, tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu, lập ra các chương trình tạo việc làm, cắt bớt giờ làm việc, tăng tính cơ động lao động, trục xuất cả một số dân cư, và ngay cả tiến hành chiến tranh để kích thích kinh tế. Thế nhưng vấn đề ngày càng trở thành phức tạp hơn và khó khăn hơn. Có thể nào vấn đề cung cấp nguồn lao động được giải quyết thích hợp trong khn khổ xã hội Làn sóng thứ hai ? Bằng cách xem nền kinh tế như là một tổng thể chứ khơng phải một phần của nó, chúng ta nhìn nhận lại vấn đề theo cách mới, điều đó liệu có giúp chúng ta giải quyết được vấn đề hay không ?
Sự xuất hiện người tiêu-sản chắc chắn sẽ làm thay đổi toàn bộ quan điểm kinh tế của chúng ta. Nó cũng sẽ làm biến đổi cơ sở của sự xung đột kinh tế. Mâu thuẫn giữa người công nhân sản xuất và người quản lý sản xuất chắc chắn sẽ còn tiếp tục. Nhưng điều đó sẽ trở thành ít quan trọng khi việc tiêu sản tăng lên và chúng ta tiến sâu vào xã hội Làn sóng thứ ba. Những xung đột xã hội mới sẽ xuất hiện.