DÂN CHỦ THẾ KỶ
DÂN CHỦ BÁN-TRỰC TIẾP
Cột trụ thứ hai của các hệ thống chính trị ngày mai là nguyên tắc "dân chủ bán-trực tiếp" - sự thay thế các đại biểu đại diện cho chúng ta. Sự kết hợp giữa dân chủ đại diện với dân chủ trực tiếp là nền dân chủ bán - trực tiếp.
Sự nhất trí bị phá vỡ làm phá sản chính khái niệm đại diện. Khơng có sự nhất trí trong các cử tri ở khu vực bầu cử, thì đại biểu thực sự "đại diện" cho ai ? Đồng thời các nhà lập pháp ngày càng dựa vào bộ máy giúp việc và các chuyên gia bên ngoài cố vấn trong việc làm luật pháp, nghĩa là có sự dịch chuyển quyền lực khỏi quốc hội đến các cơ quan dân sự không được bầu cử. Các đại biểu trúng cử của chúng ta ngày càng hiểu biết ít hơn về các việc mà họ phải quyết định, họ bị buộc phải dựa ngày càng nhiều vào sự phán đoán của những người khác. Thậm chí đại biểu khơng cịn đủ tiêu chuẩn để đại diện cho chính họ.
Các nghị viện, các quốc hội là những nơi mà theo lý thuyết thì những tranh chấp giữa các nhóm thiểu số đối lập có thể được đưa ra giải quyết. "Đại biểu" của các nhóm có thể ngồi lại đàm phán với nhau. Nhưng ngày nay không nhà lập pháp nào lại có thể giám sát quá nhiều nhóm thiểu số mà họ đại diện, do đó để mặc cho các nhóm tự họ giải quyết với nhau. Các quốc hội càng quá tải bao nhiêu thì tình hình càng xấu thêm bấy nhiêu. Điều này giải thích tại sao những nhóm áp lực chính trị cho một vấn đề độc nhất trở thành không khoan nhượng. Các nhóm thấy cơ hội cho sự hịa giải phức tạp thơng qua quốc hội hoặc cơ quan lập pháp là bị giới hạn, những đòi hỏi của họ đối với hệ thống trở thành không thương lượng được. Lý thuyết coi chính phủ đại nghị như là một người hịa giải cũng phá sản.
Đàm phán không đem lại kết quả, các quyết định không được thực hiện, sự tê liệt tệ hại của các thiết chế đại nghị cho thấy về lâu dài, nhiều quyết định, hiện nay được thực hiện bởi một số nhỏ các nhà giả đại biểu, có thể phải chuyển về lại cho cử tri. Nếu các đại biểu trúng cử không thể đàm phán thay cho chúng ta thì chúng ta sẽ phải tự làm việc đó. Nếu luật lệ họ định ra xa rời những nhu cầu của chúng ta, thì chúng ta phải tự làm lấy luật lệ cho mình. Tuy nhiên để thực hiện điều này, chúng ta cũng sẽ cần các thiết chế mới và các công nghệ mới.
Các nhà cách mạng Làn sóng thứ hai đã phát minh ra các thiết chế đại biểu đều hiểu về những khả năng dân chủ đại biểu trực tiếp đã có những dấu vết về nền dân chủ trực tiếp trong Hiến pháp cách mạng Pháp năm 1793. Mác và các đồ đệ của ông ta thường dẫn chứng Công xã Paris như là một mơ hình về sự tham gia của nhân dân vào việc làm và thi hành luật pháp. Nhưng những nhược điểm và giới hạn của dân chủ trực tiếp cũng được biết rất rõ và vào thời điểm đó cũng có sức thuyết phục.
đại biểu do bầu cử được coi như là ít bị xúc động và thận trọng hơn quần chúng. Vấn đề phản ứng q.tình cảm của quần chúng có thể được khống chế bằng nhiều cách khác nhau. Những điểm về thơng tin cũng khơng cịn nữa trong điều kiện dân chủ trực tiếp phát triển. Lần đầu tiên, những tiến bộ ngoạn mục trong nền công nghệ thông tin mở ra những khả năng cho sự tham gia trực tiếp của quần chúng vào các quyết định chính trị. Sử dụng máy computơ, vệ tinh, điện thoại, kỹ thuật bỏ phiếu, v.v... quần chúng có học có thể bắt đầu ra những quyết định chính trị của riêng họ. Vấn đề không phải là hoặc thế này hoặc thế kia. Đây không phải là lựa chọn hoặc dân chủ trực tiếp, hoặc dân chủ gián tiếp, hoặc tự đại diện, hoặc đại diện bởi người khác. Vì cả hai hệ thống đều có ưu điểm, và có nhiều cách sáng tạo để kết hợp sự tham gia trực tiếp của quần chúng với "đại diện" trong một hệ thống mới về dân chủ bán - trực tiếp.
Có những cách thích ứng để mở lối ra và dân chủ hóa một hệ thống gần sụp đổ và trong hệ thống đó ít người cảm thấy được đại diện đầy đủ. Chúng ta không thể nào giải quyết vấn đề của chúng ta với các ý thức hệ, các mơ hình, các cấu trúc của q khứ Làn sóng thứ hai. Nền dân chủ bán - trực tiếp dường như rất nguy hiểm và kỳ lạ đối với một số người, nhưng nó là một ngun tắc ơn hịa có thể giúp chúng ta thiết kế những thiết chế mới có thể hoạt động được cho tương lai.