DÂN CHỦ THẾ KỶ
CUỘC SIÊ U ĐẤU TRANH ĐANG ĐẾN
Nhu cầu về những thiết chế chính trị mới đi cùng với nhu cầu của chúng ta về các thiết chế gia đình, giáo dục và cơng ty mới. Nó gắn liền với sự tìm kiếm của chúng ta về một cơ sở năng lượng mới, những cơng nghệ mới, và những cơng nghiệp mới. Nó phản ánh sự biến động trong thông tin và nhu cầu cấu trúc lại các mối quan hệ với thế giới khơng cơng nghiệp. Nói tóm lại, đó là sự phản ánh chính trị của những thay đổi đang gia tăng trong tất cả các lĩnh vực khác nhau. Nếu khơng thấy được những sự liên kết này, thì khơng thể hiểu được những gì xảy ra xung quanh chúng ta. Vì ngày nay cuộc xung đột chính trị quan trọng nhất khơng cịn là giữa giàu và nghèo, giữa các nhóm chủng tộc hoặc giữa tư bản và cộng sản. Cuộc chiến đấu quyết định ngày nay là giữa những người cố gắng bảo vệ phát triển xã hội công nghiệp và những người sẵn sàng vượt qua xã hội công nghiệp. Đây là cuộc siêu - đấu tranh ngày mai.
Những xung đột truyền thống khác giữa giai cấp, chủng tộc và ý thức hệ sẽ khơng biến mất. Chúng có thể trở nên dữ dội hơn, đặc biệt là nếu kinh tế bị rối loạn qui mô lớn. Nhưng tất cả những xung đột này sẽ bị hút vào cuộc siêu - đấu tranh khi nó đụng đến mỗi hoạt động con người từ nghệ thuật, giới tính đến kinh doanh và bầu cử.
Điều này giải thích tại sao chúng ta thấy có hai cuộc đấu tranh chính trị đang đồng thời diễn ra ác liệt xung quanh chúng ta. Một mặt, chúng ta thấy sự xung đột chính trị giữa các nhóm Làn sóng thứ hai đang chống đối lẫn nhau vì lợi ích trước mắt. Mặt khác sâu sắc hơn các nhóm Làn sóng thứ hai truyền thống hợp tác cùng nhau chống lại những lực lượng chính trị mới của Làn sóng thứ ba.
Nói một cách khác, sự phát triển chính trị quan trọng nhất của thời đại chúng ta là có hai phe cơ bản, một phe gắn với nền văn minh Làn sóng thứ hai, phe kia gắn với Làn sóng thứ ba. Một phe nhằm duy trì các thiết chế cốt lõi của xã hội đại chúng công nghiệp - gia đình hạt nhân, hệ thống giáo dục đại chúng, cơng ty lớn, cơng đồn, nhà nước - quốc gia tập quyền về chính trị, và chính phủ giả đại diện. Phe kia thừa nhận những vấn đề bức thiết nhất hiện nay, từ năng lượng, chiến tranh, nghèo đói đến suy thối sinh thái và tan vỡ quan hệ gia đình. Họ cho rằng, tất cả những điều đó khơng thể giải quyết trong khuôn khổ nền văn minh cơng nghiệp. Những người bảo vệ
Làn sóng thứ hai chống lại quyền lực thiểu số, họ chế giễu dân chủ trực tiếp như là "chủ nghĩa dân túy", họ chống lại phân quyền, thuyết khu vực hóa và đa dạng ; họ cản trở những cố gắng phi- đại chúng hóa trường học ; họ chiến đấu để duy trì một hệ thống năng lượng lạc hậu ; họ thần thánh hóa gia đình hạt nhân, xem thường nỗi lo lắng sinh thái, tuyên truyền chủ nghĩa quốc gia kỷ ngun cơng nghiệp truyền thống và ngăn cản q trình tiến về một trật tự kinh tế thế giới đúng mức.
Ngược lại, những người bảo vệ Làn sóng thứ ba ủng hộ nền dân chủ của quyền lực thiểu số phân tán ; họ chuẩn bị thực hiện nền dân chủ trực tiếp nhiều hơn ; họ ủng hộ thuyết đa quốc gia và sự ủy thác cơ bản về quyền lực ; họ kêu gọi phá vỡ quan liêu nặng nề ; họ yêu cầu một hệ thống năng lượng có thể phục hồi và ít tập trung hơn, họ muốn hợp pháp hóa những khả năng thay thế cho gia đình hạt nhân ; họ chiến đấu để bớt tiêu chuẩn hóa, mà chủ trương cá nhân hóa nhiều hơn trong trường học ; họ ưu tiên cho các vấn đề môi trường ; họ thừa nhận sự cần thiết phải cấu trúc lại kinh tế thế giới trên một cơ sở cân bằng hơn.
Đây mới là một phần quan điểm và sự khác nhau giữa hai phe, còn rất nhiều vấn đề khác biệt giữa hai phe đã nói ở các chương trước. Nói tóm lại, cuộc siêu đấu tranh giữa các lực lượng Làn sóng thứ hai và thứ ba giống như cắt một đường ngang qua giai cấp và đảng, ngang qua tuổi tác và chủng tộc, giới tính và văn hóa. Nó tổ chức và sắp xếp lại đời sống chính trị của chúng ta. Thay vì một xã hội tương lai khơng ý thức sẽ khơng xung đột ; khơng giai cấp và hài hịa, nó hướng về những xung đột ngày càng tăng, tình trạng bất ổn định trong tương lai rất gần. Cuộc siêu - đấu tranh này sẽ ảnh hưởng đến chính trị ngày mai và đến chính hình thức của nền văn minh mới.