MÁY BƠM XĂNG DẦU TRONG KHU VƯỜN

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 35 - 36)

CUỘC CHẠY ĐUA ĐẾ QUỐC

MÁY BƠM XĂNG DẦU TRONG KHU VƯỜN

Việc xúc tiến một thị trường thế giới hợp nhất dựa trên tư tưởng rằng sự phân chia lao động cũng phải áp dụng cho quốc gia giống như đã áp dụng cho công nhân nhà máy. Như thế việc "phân chia lao động quốc tế" chỉ định những nhiệm vụ đặc biệt cho các quốc gia khác nhau sẽ

làm giàu tất cả các nước.

Lòng tin này biến thành giáo điều cho các thế hệ tiếp theo và vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay. Giống như sự phân chia lao động trong bất kỳ nền kinh tế nào đã tạo ra nhu cầu hợp nhất và do đó đã sinh ra nhóm ưu tú hợp nhất, sự phân chia lao động quốc tế cũng đòi hỏi sự hợp nhất trên qui mơ tồn cầu và cũng sinh ra nhóm ưu tú tồn cầu, nghĩa là một nhóm nhỏ các quốc gia Làn sóng thứ hai thống trị tồn thế giới. Thành cơng của sự tiến triển tạo ra một thị trường thế giới hợp nhất có thể được thấy trong sự phát triển vô cùng to lớn về thương mại thế giới một khi Làn sóng thứ hai tràn qua châu Âu. Từ năm 1750 đến năm 1914, trị giá thương mại thế giới tăng gấp 50 lần, từ 700 triệu đôla lên đến 40 tỉ đôla. Những mối lợi của thương mại tồn cầu này đã ít nhiều đổ đều nhau cho tất cả các nước châu Âu. Thực vậy, niềm tin rằng chun mơn hóa làm lợi cho tất cả mọi người được dựa trên khả năng tưởng tượng về sự cạnh tranh hợp lý. Nó giả định việc sử dụng hoàn toàn hiệu quả về lao động và tài nguyên, giả định những giao dịch khơng bị các lực lượng chính trị và qn sự hăm dọa và những giao dịch mở rộng ít hay nhiều phù hợp với những người trao đổi. Nói tóm lại, lý thuyết khơng xem thường điều gì cả trừ thực tế.

Trong thực tế, các cuộc đàm phán giữa những người bn bán thuộc Làn sóng thứ hai và

những người thuộc Làn sóng thứ nhất về đường, đồng, ca cao hoặc những tài nguyên khác thường là hồn tồn khơng cân xứng. Phía bên này bàn đàm phán là những người kinh doanh Mỹ hoặc châu Âu rất giỏi về hệ thống tiền tệ, được sự ủng hộ của các công ty khổng lồ, của hệ thống ngân hàng rộng lớn, của công nghệ tiên tiến, và của các chính phủ quốc gia mạnh. Phía bên kia bàn đàm phán là lãnh chúa địa phương hoặc tù trưởng bộ lạc thường khơng hiểu biết gì về hệ thống tiền tệ, và nền kinh tế dựa trên nền nông nghiệp qui mô nhỏ hoặc tiểu thủ cơng nghiệp làng mạc. Ở một phía là đại diện của một nền văn minh cơ khí tiên tiến, xa lạ, hiếu chiến, tin tưởng vào sự "ưu việt" riêng của họ và sẵn sàng sử dụng lưỡi lê hoặc súng máy để chứng minh điều đó. Phía bên kia là đại diện của các bộ lạc nhỏ tiền quốc gia được trang bị với cung tên và giáo mác. Thường thì các vị cai trị địa phương bị người phương Tây mua đứt bằng hối lộ để đổi lấy lực lượng lao động địa phương, khơng có sự chống cự hoặc viết lại luật địa phương có lợi cho khách. Một khi đã chiếm xong thuộc địa, cường quốc đế quốc áp đặt giá cả nguyên liệu có lợi cho các nhà kinh doanh của họ và dựng những chướng ngại nhằm ngăn cản các nhà thương mại của các nước cạnh tranh làm tăng giá lên. Do đó khơng có gì đáng ngạc nhiên khi thế giới cơng nghiệp có thể có được nguyên liệu hoặc các nguồn năng lượng với giá thị trường rất thấp.

Ngoài ra, giá cả thường được áp đặt có lợi cho người mua theo cái có thể được gọi là "Luật của giá đầu tiên". Các nước Làn sóng thứ hai cần những loại nguyên liệu có thể chẳng có giá trị gì đối với các nước Làn sóng thứ nhất có chúng. Người nơng dân châu Phi chẳng có nhu cầu gì về crơm. Các lãnh chúa Ả rập chẳng dùng gì về vàng đen nằm dưới đất sa mạc của họ.

Nơi nào mà một loại hàng hóa chưa hề được trao đổi bn bán bao giờ thì giá đặt ra trong lần giao dịch đầu tiên rất quan trọng. Giá này thường được đặt theo sức mạnh quân sự hoặc chính trị chứ khơng theo các nhân tố kinh tế như giá thành, lợi nhuận hoặc cạnh tranh. Và giá đầu tiên này một khi đã được thiết lập ở mức thấp sẽ kéo những giá khác thấp theo. Ngay sau khi nguyên liệu này được chở về các quốc gia công nghiệp và được chế biến thành sản phẩm, giá đầu tiên thấp được hạn định tại chỗ. Do đó, dù có biện bạch thế nào chăng nữa, có những lời ba hoa giọng đế quốc về những đặc tính tốt đẹp của thương mại và cơng ty tự do, thì cũng khơng che giấu được sự thật là các nước Làn sóng thứ hai được lợi rất nhiều nhờ cái gọi là "sự cạnh tranh khơng hồn tồn".

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w