CUỘC CHẠY ĐUA ĐẾ QUỐC
HỢP NHẤT THEO KIỂU MỸ
Không phải tất cả những quốc gia hợp nhất đều bằng nhau. Các quốc gia Làn sóng thứ hai tiến hành một cuộc chiến đấu ngày càng đẫm máu để giành quyền kiểm soát hệ thống kinh tế thế giới. Sự thống trị của Anh và Pháp bị sức mạnh công nghệ Đức thách đố trong Thế chiến I, sự tàn phá của chiến tranh, chu kỳ lạm phát và suy thối theo sau đó, cuộc cách mạng Nga, tất cả đều gây chấn động cho thị trường thế giới cơng nghiệp.
hàng hóa bn bán bị giảm xuống khắp thế giới mặc dù có thêm nhiều nước gia nhập vào hệ thống thương mại. Thế chiến II làm chậm thêm sự phát triển thị trường thế giới hợp nhất. Cuối Thế chiến II, Tây Âu nằm trong đống tro tàn. Nước Đức bị biến thành đất mặt trăng. Liên Xô bị thiệt hại khủng khiếp về người và của. Nền công nghiệp Nhật bị tan nát. Trong các cường quốc cơng nghiệp thì chỉ cịn Mỹ khơng bị thiệt hại về kinh tế. Trong các năm 1946-1950, nền kinh tế thế giới bị rối loạn đến mức ngoại thương xuống đáy thấp nhất kể từ năm 1913.
Hơn thế nữa, chính sự suy yếu của các cường quốc châu Âu bị chiến tranh tàn phá đã khuyến khích các thuộc địa địi độc lập chính trị. Gandi, Hồ Chí Minh, Jomo Kenyatta và những người chống thực dân khác đã tiến hành chiến dịch để hất cẳng thực dân.
Nhưng trước khi chiến tranh chấm dứt, dường như tồn bộ nền kinh tế cơng nghiệp thế giới phải được tổ chức lại, trên một cơ sở mới sau chiến tranh. Hai quốc gia lãnh trách nhiệm tổ chức lại và hợp nhất lại hệ thống Làn sóng thứ hai là Mỹ và Liên Xô.
Cho đến lúc đấy, nước Mỹ chỉ giữ một vai trò giới hạn trong chiến dịch đế quốc lớn. Trong việc mở rộng biên giới, nó đã hủy diệt dân da đỏ và đưa họ vào các vùng dành riêng cho người da đỏ. Ở Mêhicô, Cuba, Pueto Rico và Philipin, người Mỹ đã bắt chước các chiến thuật đế quốc của người Anh, Pháp hoặc người Đức. Ở Nam Mỹ cho đến đầu thế kỷ này, chính sách ngoại giao đơla của Mỹ đã giúp cho Công ty Hoa quả Liên hợp (United Fruit) và những công ty khác đảm bảo được giá thấp về đường, chuối, cà phê, đồng và hàng hóa khác. Tuy nhiên, so với châu Âu, nước Mỹ còn là non trẻ trong cuộc thập tự chinh đế quốc lớn.
Ngược lại, sau Thế chiến II, nước Mỹ trở thành quốc gia chủ nợ chính trên thế giới. Nó có nền cơng nghệ tiên tiến nhất, cấu trúc chính trị ổn định nhất, và một cơ hội quí giá tiến vào các chỗ trống do các đấu thủ kiệt lực buộc phải rút bỏ khỏi các thuộc địa.
Ngay từ đầu năm 1941, các nhà chiến lược tài chính Mỹ đã bắt đầu lập kế hoạch cho sự hợp nhất hậu chiến của nền kinh tế thế giới theo đường lối có lợi cho Mỹ. Tại hội nghị Bờrétton Vút (Bretton Woods) năm 1944 dưới sự chỉ đạo của Mỹ, 44 nước đồng ý thành lập lại cấu trúc hợp nhất then chốt - Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng thế giới. IMF bắt buộc các quốc gia thành viên ổn định tiền tệ của họ theo đôla Mỹ hoặc theo vàng (năm 1948, Mỹ sở hữu 72% toàn bộ số vàng dự trữ của thế giới). Như thế IMF đã ấn định các mối quan hệ cơ bản của các loại tiền tệ chính trên thế giới.
Trong khi đó, Ngân hàng thế giới đầu tiên được thành lập để cung cấp quỹ tái xây dựng hậu chiến cho các nước châu Âu, và dần dần bắt đầu cũng cho các nước không công nghiệp vay vốn. Những món tiền cho vay này có mục dịch giúp xây dựng đường sá, hải cảng và các loại "cấu trúc hạ tầng" khác nhằm làm dễ dàng việc di chuyển nguyên liệu và xuất khẩu nông nghiệp đến các nước Làn sóng thứ hai.
Ngay sau đó một tổ chức thứ ba được đưa vào hệ thống : Hiệp định chung về thuế quan và buôn bán (GATT). Hiệp định này do Mỹ đề xướng, nhằm mục đích tự do hóa thương mại, đã gây khó khăn cho các nước nghèo, trình độ cơng nghiệp thấp khơng thể bảo vệ các nền công nghiệp non nớt bé nhỏ của mình.
Ba cơ quan này gắn chặt với nhau bằng điều luật cấm Ngân hàng thế giới cho bất kỳ nước nào không chịu gia nhập vào IMF hoặc không chịu tuân theo GATT vay tiền. Hệ thống này gây khó khăn cho con nợ của Mỹ muốn giảm nghĩa vụ của họ bằng sự hoạt động tiền tệ và hải quan. Nó tăng cường sự cạnh tranh của cơng nghiệp Mỹ trong các thị trường thế giới. Và nó cho các cường quốc công nghiệp, đặc biệt là Mỹ, một ảnh hưởng mạnh về việc lập kế hoạch kinh tế trong nhiều nước Làn sóng thứ nhất, ngay cả sau khi họ đã giành được độc lập. Ba cơ quan này hình thành
một cấu trúc hợp nhất cho thương mại thế giới. Và từ năm 1944 đến đầu năm 1970, Mỹ cơ bản thống trị hệ thống này. Trong số các quốc gia, nó hợp nhất những nước hợp nhất.