Ngày 6-8-1960, Trưởng ban quản trị Công ty Dầu Exxon ra một quyết định mà các nhà sử học tương lai có thể chọn là biểu tượng cho sự chấm dứt kỷ ngun Làn sóng thứ hai. Ơng ta đã quyết định cắt bớt thuế mà Exxon phải trả cho các nước sản xuất dầu. Quyết định của ơng ta mặc dù báo chí phương Tây khơng được biết, đã tác động như một cú sét đánh vào các chính phủ của các nước sản xuất dầu, vì hầu như tất cả thu nhập của họ phụ thuộc vào việc các công ty dầu trả cho họ.
Trong vài ngày, những công ty dầu khác đều theo gương của Exxon. Một tháng sau đó vào ngày 9-9, các nước bán dầu họp tại Baghdad và thành lập tổ chức OPEC. Trong 13 năm tiếp theo, khơng ai nói gì đến tổ chức đó, cho đến năm 1973, khi cuộc chiến tranh Yom Kippur nổ ra, và OPEC bước ra khỏi bóng tối, bịt nguồn cung cấp dầu thơ cho thế giới, OPEC đã làm cho tồn bộ nền kinh tế Làn sóng thứ hai lâm vào khủng hoảng.
MẶT TRỜI VÀ NHỮNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÁC
Theo sau cuộc khủng hoảng năng lượng là hàng đống đề án, đề nghị, tranh luận và phản biện làm cho các chính phủ cũng như người dân thường nhầm lẫn cả. Một cách để hiểu vấn đề là nhìn xa hơn những cơng nghệ, chính sách và ngun tắc mà những thứ trên dựa vào. Qua đó chúng ta thấy một số đề nghị được thiết kế để duy trì hoặc mở rộng cơ sở năng lượng Làn sóng thứ hai, trong khi những đề nghị khác dựa trên những nguyên tắc mới.
Cơ sở năng lượng Làn sóng thứ hai dựa trên tiền đề về sự khơng khơi phục được, nó lấy từ các mỏ có thể cạn và tập trung cao, nó dựa vào các nền cơng nghệ đắt, và nó khơng đa dạng, phụ thuộc vào một số ít phương pháp và nguồn tài nguyên. Đấy là những đặc tính chính của cơ sở năng lượng của tất cả các quốc gia Làn sóng thứ hai trong suốt kỷ nguyên công nghiệp.
Câu hỏi lớn là bất kỳ cơ sở năng lượng nào được thiết kế cho xã hội công nghiệp và dựa trên tiền đề những cơ sở Làn sóng thứ hai có thể tồn tại khơng. Trong suốt nửa thế kỷ qua, hai phần ba nguồn cung cấp năng lượng cho tồn thế giới là dầu và khí. Tất cả mọi người đều đồng ý rằng sự phụ thuộc này vào nguồn nhiên liệu mỏ không thể tiếp tục đến vơ tận dù có thêm những mỏ dầu mới được phát hiện. Một điều vô cùng rõ ràng : khơng ai có thể bơm khí và dầu trở lại vào trái đất
để làm đầy lại các nguồn mỏ. Điều đó có nghĩa là kỷ ngun dầu khí đang chấm dứt.
Trong khi đó than đá đã và đang cung cấp một phần ba năng lượng cịn lại của thế giới, đến lúc nào đó cũng sẽ hết. Việc sử dụng ào ạt than đá sẽ gây ra ơ nhiễm khơng khí, ảnh hưởng đến khí hậu. Than đá không thể thay thế cho những nguồn nhiên liệu mà máy móc đang dùng dầu và khí hiện nay. Kế hoạch làm thành khí hóa và chất lỏng hóa than đá cho thấy khơng thực dụng và quá tốn kém.
Năng lượng nguyên tử đã tạo ra những vấn đề to lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay. Các lò hạt nhân dựa vào uranium, chất này cũng là nhiên liệu kiệt cạn và đặt ra những sự nguy hiểm về an toàn rất đắt giá, ví dụ rác nguyên tử giải quyết như thế nào ? Chưa kể đến chất uranium rất đắt, nguy hiểm, mức độ nguy hiểm càng tăng khi có chiến tranh nguyên tử xảy ra hoặc các nhóm khủng bố chiếm nhà máy điện nguyên tử.
Tất cả điều đó khơng có nghĩa là chúng ta phải quay lại thời kỳ Trung cổ, hoặc sự tiến bộ kinh tế khơng thực hiện được. Nhưng nó có nghĩa là chúng ta đã đạt đến ranh giới phát triển mới và phải bắt đầu đường khác. Điều đó có nghĩa là cơ sở năng lượng Làn sóng thứ hai là khơng thể biện hộ được.
Có những nguồn năng lượng mới đã và đang trong thời kỳ nghiên cứu và áp dụng như năng lượng mặt trời, năng lượng nhiệt địa, năng lượng sóng v.v...
Trong khi hầu hết những nền cơng nghệ này vẫn cịn ở trong giai đoạn đầu phát triển, nhiều cái sẽ không thực hiện được, một số mới bắt đầu áp dụng trong thương mại, một số khác sẽ đưa vào sử dụng trong vài thập kỷ sắp đến. Quan trọng nhất là một khi chúng ta bắt đầu kết hợp những nền công nghệ mới này với nhau, chúng ta sẽ làm gia tăng đáng kể việc xây dựng cơ sở năng lượng Làn sóng thứ ba.
Cơ sở mới này sẽ có nhiều đặc tính khác biệt rõ ràng với những đặc tính của giai đoạn Làn sóng thứ hai. Vì các nguồn của nó khơi phục lại được, chứ khơng phải cạn kiệt. Thay vì phụ thuộc vào các nguồn tập trung, nó lấy từ các nguồn phân tán. Thay vì phụ thuộc nặng nề vào các cơng nghệ tập trung, nó sẽ tổng hợp sản xuất năng lượng tập trung và phân tán. Thay vì phụ thuộc vào một số ít nguồn nguy hiểm, nó sẽ lấy từ các nguồn đa dạng khác nhau. Chính sự đa dạng này sẽ làm ít phí phạm hơn bằng cách cho phép chúng ta phối hợp loại và chất lượng của năng lượng được sản xuất cho các nhu cầu thay đổi ngày càng tăng.
Nói tóm lại, chúng ta có thể thấy những nét chính của cơ sở năng lượng dựa trên những nguyên tắc đối nghịch với những nguyên tắc đã có trong ba trăm năm qua. Cũng rõ ràng là cơ sở năng lượng Làn sóng thứ ba này sẽ khơng phải thành hiện thực ngay, nó sẽ trải qua đấu tranh dữ dội. Đã có nhiều tranh luận về các vấn đề đó, thế nhưng vấn đề không phải là cơ sở năng lượng Làn sóng thứ hai có bị vứt bỏ khơng, mà là nó sẽ bị thay thế sớm nhất vào lúc nào.
NHỮNG CÔNG CỤ CỦA NGÀY MAI
Than đá, đường sắt, dệt, thép, ô tô, cao su, máy công cụ là những nền công nghiệp cổ điển của Làn sóng thứ hai. Dựa trên những nguyên tắc cơ điện đơn giản, chúng sử dụng năng lượng cao, gây ra sự phí phạm và ơ nhiễm lớn, và chúng có đặc tính là giờ chạy máy dài, yêu cầu kỹ năng thấp, công việc lặp đi lặp lại, hàng hoá sản xuất hàng loạt, và kiểm soát được tập trung nặng nề. Từ giữa những năm 1950, rõ ràng các nền công nghiệp này đang bước lùi và suy yếu trong các quốc gia công nghiêp. Khi những nền công nghiệp cổ truyền này bắt đầu được chuyển giao cho các quốc gia được gọi là "đang phát triển", nơi mà lao động rẻ hơn và cơng nghệ ít tiên tiến hơn, ảnh hưởng xã hội của chúng cũng bắt đầu giảm đi và các nền công nghiệp mới đang chiếm lấy chỗ của chúng.
Những nền công nghiệp mới này khác biệt rõ ràng với các nền công nghiệp trước đó ở nhiều điểm : chúng khơng phải là loại điện cơ và khơng cịn dựa trên khoa học cổ điển của kỷ nguyên Làn sóng thứ hai. Chúng là sự tổng hợp của các ngành khoa học khác nhau vừa mới xuất hiện trong vòng 25 năm trở lại đây : điện tử lượng tử, tin học, sinh học phân tử, đại dương học, kỹ thuật hạt nhân, sinh thái học, và khoa học vũ trụ. Từ những khoa học mới này và từ những khả năng phát triển của chúng ta mà những nền công nghiệp mới xuất hiện : máy tính và xử lý số liệu, kỹ thuật khơng gian, hóa dầu phức tạp, bán dẫn, thông tin cao cấp v.v...
Vào cuối Thế chiến II, chính phủ Cơng đảng của Anh nói về việc phải nắm giữ "những đỉnh cao điều khiển" công nghiệp và đã làm như thế. Nhưng những đỉnh cao điều khiển mà họ quốc hữu hóa chẳng qua là than đá, đường sắt và thép, chính là những nền cơng nghiệp bị cuộc cách mạng công nghệ bỏ qua : đó là những đỉnh cao điều khiển của ngày hôm qua. Các vùng đất hoặc các lĩnh vực kinh tế dựa trên các nền cơng nghiệp Làn sóng thứ ba đang phát triển mạnh ; những nơi nào hoặc lĩnh vực kinh tế nào dựa vào công nghiệp Làn sóng thứ hai thì suy tàn. Nhưng sự chuyển giao bắt đầu một cách khó khăn. Ngày nay nhiều chính phủ đang tìm cách đẩy nhanh sự thay đổi vị trí cấu trúc này trong khi làm giảm bớt những đau khổ của sự chuyển tiếp.
Hiện nay có 4 ngành cơng nghiệp mới đang phát triển mạnh và có thể trở thành các ngành cơng nghiệp xương sống của kỷ nguyên Làn sóng thứ ba, và từ sự phát triển của chúng tạo thành những thay đổi vị trí trong kinh tế, chính trị và xã hội. Đó là các ngành điện tử, máy tính, cáp thơng tin quang học và ngành vật lý chất rắn. Đặc tính này của cuộc cách mạng điện tử cho thấy rằng một trong những chiến lược bảo tồn mạnh nhất cho các nền kinh tế công nghệ cao với năng lượng hiếm chỉ có thể là sự thay thế các nền cơng nghiệp Làn sóng thứ hai với năng lượng phung phí bằng các nền cơng nghiệp Làn sóng thứ ba năng lượng thấp.
MÁY MÓC TRONG VŨ TRỤ
Cơng nghiệp vũ trụ là nhóm thứ hai của mơi trường cơng nghệ đang nổi lên. Việc phóng tàu con thoi có tác động rất lớn mà hiện nay chưa thể đánh giá hết những hiệu quả của nó : Những ngành sau đây có thể đi theo tàu con thoi vào vũ trụ như luyện kim, trạm vũ trụ, bán dẫn, thuốc men, lade, dây quang dẫn, thành phố vũ trụ... Tất cả những điều đó khơng cịn là khoa học viễn tưởng nữa mà đã trở thành sự thật.
Sự tổng hợp của ngành điện tử tiên tiến và chương trình vũ trụ đã đưa những khả năng sản xuất ở trái đất ra ngồi vũ trụ và điều đó đẩy mơi trường cơng nghệ đến một giai đoạn mới khơng cịn bị giới hạn bởi những vấn đề Làn sóng thứ hai nữa.
ĐI VÀO ĐẠI DƯƠNG
Đại dương học là nhóm thứ ba của mơi trường cơng nghệ. Đại dương cung cấp nguồn thực phẩm rất lớn về các loại thực vật và sinh vật dưới biển. Ngoài nguồn dầu mỏ dưới biển, đại dương còn chứa một loạt khoáng sản mỏ như đồng, kẽm, thiếc, bạc, vàng, platin, phốt phát... Ngồi ra có thể chế tạo các loại thuốc dưới đáy đại dương như thuốc chống nấm, thuốc giảm đau, thuốc cầm máu… đến việc xây dựng các thành phố nổi ngồi biển.
CƠNG NGHIỆP GEN
Cơng nghiệp gen là nhóm thứ tư của môi trường công nghệ. Vấn đề dùng kỹ thuật gen để thay đổi nòi giống đang còn là vấn đề tranh cãi. Nhưng việc áp dụng sinh học hiện đại để làm giảm
hoặc bỏ hẳn dầu mỏ trong việc sản xuất pláttíc, phân bón, quần áo, sơn, chất diệt cơn trùng và hàng nghìn sản phẩm khác đã và đang được thực hiện. Ngồi ra có thể sử dụng vi khuẩn để biến đổi ánh nắng mặt trời thành năng lượng điện hóa, hay cịn được biết dưới cái tên là "tế bào mặt trời sinh học".
Giống như Làn sóng thứ hai kết hợp than đá, điện, và đường sắt để sản xuất ô tô và hàng ngàn sản phẩm biến đổi cuộc sống khác, tác động thực của những thay đổi mới sẽ không được cảm thấy cho đến khi chúng ta đạt đến giai đoạn kết hợp những nền cơng nghệ mới - máy tính, điện tử, vật liệu mới từ không gian, đại dương học, gen và tất cả những cái đó sẽ tạo ra một cơ sở năng lượng mới. Kết hợp những thành phần này lại với nhau sẽ đưa đến vô số cải tiến chưa được thấy trong lịch sử nhân loại. Chúng ta đang xây dựng một môi trường công nghệ mới cho văn minh Làn sóng thứ ba.
NHỮNG NGƯỜI CHỐNG ĐỐI CÔNG NGHỆ
Câu hỏi cơ bản đối với các nền công nghiệp mới trong 300 năm vừa qua ở cả các quốc gia tư bản và xã hội chủ nghĩa là rất đơn giản : chúng đóng góp cho lợi ích kinh tế hay cho sức mạnh quân sự ? Tiêu chuẩn này từ lâu khơng cịn đầy đủ nữa. Những nền công nghiệp mới phải vượt qua những cuộc kiểm tra về sinh thái, xã hội, kinh tế và chiến lược.
Những thảm họa công nghệ xảy ra trong những năm gần đây đều gắn với cơng nghệ Làn sóng thứ hai, chứ khơng phải với cơng nghệ Làn sóng thứ ba. Lý do là rất rõ ràng : cơng nghệ Làn sóng thứ ba chưa được triển khai trên qui mơ lớn. Nhiều cơng nghệ vẫn cịn đang ở thời kỳ phơi thai. Tuy nhiên, chúng ta đã có thể thống thấy những mối nguy hiểm về khói điện tử, rối loạn tin tức, chiến tranh vũ trụ, rị rỉ gen, thay đổi khí hậu, và cái có thể được gọi là "cuộc chiến tranh sinh thái học". Ví dụ như gây ra động đất điều khiển từ xa. Và những mối nguy hiểm khác gắn liền với sự phát triển về cơ sở công nghệ mới.
Trong những trường hợp như thế, khơng có gì đáng ngạc nhiên khi thấy có sự chống đối cơng khai ồ ạt đối với nền công nghiệp mới những năm vừa qua. Thời kỳ đầu của Làn sóng thứ hai cũng đã chịu cảnh công nghệ mới bị ngăn cản. Những người làm việc mù chữ, nghèo đói và tuyệt vọng đã thấy máy móc hăm dọa sự sống còn của cá nhân họ.
Sự chống đối ngày nay đối với nền cơng nghệ mới thì khác. Nó liên quan đến một số đơng người khơng nghèo khổ cũng không mù chữ, họ cũng không chống công nghệ, cũng không chống lại sự phát triển kinh tế, nhưng họ thấy trong sức đẩy cơng nghệ khơng kiểm sốt được một mối thảm họa cho họ và cho sự sống cịn của tồn cầu. Họ gồm hàng ngàn người được đào tạo bằng khoa học như kỹ sư hạt nhân, nhà hóa sinh, nhà vật lý, bác sĩ, nhà gen học, cũng như hàng triệu người dân thường khác. Họ được tổ chức chặt chẽ, ra báo riêng của họ. Họ kiện cáo, biểu tình và tuần hành.
Họ thừa nhận rằng chúng ta có q nhiều khả năng cơng nghệ mà chúng ta không thể nàocấp vốn, phát triển hoặc áp dụng tất cả chúng. Do đó họ lý luận rằng cần phải chọn lọc cẩn thận các công nghệ để phục vụ các mục tiêu xã hội và sinh thái dài hạn, chứ khơng để cơng nghệ định hình các mục tiêu của chúng ta. Họ địi hỏi các nền cơng nghệ mới phải được thiết kế để cung cấp công việc cho con người, không gây ô nhiễm, bảo vệ sinh thái môi trường, và sản xuất để cho cá nhân hoặc địa phương sử dụng chứ không phải cho cả nước hoặc cả thế giới.
Họ thấy khó chịu trước vấn đề khơng cân bằng chủng tộc quá rõ ràng của khoa học và công nghệ trên thế giới : chỉ 3% số các nhà khoa học trên thế giới là từ các nước chiếm 75% số dân thế giới. Họ ủng hộ việc cần chú ý công nghệ cho các nước nghèo và cần phải chia xẻ các nguồn tài nguyên về không gian và vũ trụ cho các nước nghèo. Họ đề nghị di chuyển từng bước từ hệ thống
sản xuất gây ra ơ nhiễm và phí phạm tài ngun của kỷ nguyên Làn sóng thứ hai đến một hệ thống trao đổi chất sẽ loại bỏ sự phung phí và ơ nhiễm ; nghĩa là đầu ra của một công nghệ trở thành đầu vào của một công nghệ khác.
Những người chống đối cơng nghệ, dù họ có thừa nhận hay khơng, thì họ cũng là những người hoạt động cho Làn sóng thứ ba. Họ sẽ khơng biến mất mà tăng theo cấp số nhân trong những năm sắp đến. Vì họ là một bộ phận trên con đường tiến đến giai đoạn mới của nền văn minh sắp đến giống như việc phóng tàu con thoi, máy tính kỳ diệu, phát minh sinh học, hoặc khai thác đáy đại dương.
Tóm lại, những cơng nghệ mới cùng cơ sở năng lượng mới sẽ nâng lên một mức mới toàn bộ nền văn minh của chúng ta, và chúng sẽ tạo thành "những đỉnh cao điều khiển" của ngày mai.