SỰ ĐIÊN CUỒNG CỦA CÁC QUỐC GIA

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 32 - 34)

Trong một thế giới với phong trào các quốc gia đang chiến đấu giành quyền lực, với chừng 152 quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc, thì việc cho các hịn đảo với dân số chừng vài nghìn người trở thành độc lập đã buộc chúng ta phải xem lại chính khái niệm về tính chất quốc gia. 6.500 người ở hịn đảo Abaco trong vùng Bahamas mặc dù được các nhà kinh doanh tài trợ, có thể tạo thành một quốc gia khơng ? Nếu Xingapo với dân số 2,3 triệu người là một quốc gia, thì tại sao thành phố New York với dân số 8 triệu người lại không trở thành một quốc gia ? Nếu quận Brooklin có máy bay ném bom thì nó có trở thành một quốc gia khơng ? Nghe thì rất vơ lý, nhưng những câu hỏi như thế sẽ có ý nghĩa mới khi Làn sóng thứ ba tấn cơng ngay chính những cơ sở của nền văn minh Làn sóng thứ hai. Vì một trong những cơ sở này đã và đang là quốc gia - Nhà nước.

THAY NGỰA

Từ khi Làn sóng thứ hai tràn qua châu Âu, hầu hết các vùng trên thế giới chưa được lập thành quốc gia, nhưng được tổ chức thành một mớ hỗn độn như bộ lạc, thị tộc, công quốc, lãnh địa, vương quốc, và những đơn vị địa phương khác. Biên giới không rõ ràng. Quyền lực của Nhà nước chưa được tiêu chuẩn hóa. Sự kiểm sốt chính trị chưa được thống nhất. Một cá nhân có ruộng đất ở một vài nơi có thể phải nộp thuế cho vài lãnh chúa. Vơnte tóm tắt tình hình như sau : khi đi khắp châu Âu, ông ta phải thay đổi luật lệ giống như thay ngựa. Sự thay đổi ngựa thường xuyên phản ánh phương tiện giao thơng và thơng tin thơ sơ, từ đó có thể suy ra rằng ở những nơi xa thì vương quốc mạnh nhất cũng không thể áp đặt sự kiểm sốt có hiệu quả được. Càng xa thủ đơ bao nhiêu thì quyền lực Nhà nước càng yếu bấy nhiêu.

Nếu khơng có sự hợp nhất chính trị thì khơng có sự hợp nhất kinh tế. Các nền cơng nghệ mới địi hỏi đầu tư lớn của Làn sóng thứ hai và chỉ có thể được hồn vốn dần nếu chúng sản xuất hàng hóa cho thị trường lớn hơn thị trường địa phương. Nhưng làm thế nào các nhà kinh doanh có thể mua bán trên một lãnh thổ rộng lớn nếu họ rơi vào trạng thái rối rắm về thuế má, điều lệ lao động, tiền bạc khác nhau ? Muốn cho các nền cơng nghệ mới có lợi, các nền kinh tế địa phương phải được nhập vào một nền kinh tế quốc gia thống nhất. Điều này có nghĩa là cần có sự phân bố lao động quốc gia và thị trường quốc gia cho hàng hóa và vốn. Đến lượt những điều đó u cầu sự củng cố chính trị quốc gia. Nói đơn giản là sự phát triển của kinh tế Làn sóng thứ hai địi hỏi phải có một chế độ chính trị Làn sóng thứ hai thích ứng.

Khơng có gì đáng ngạc nhiên khi các xã hội Làn sóng thứ hai bắt dầu xây dựng nền kinh tế quốc gia. Với công nghệ dựa vào hơi nước, than đá và điện, người sản xuất có thể làm quần áo ở nơi này, đồng hồ ở nơi kia, hoặc hàng vải ở nơi khác để sản xuất số lượng nhiều hơn khả năng tiêu thụ của thị trường địa phương. Họ cũng cần nguyên liệu từ xa. Người công nhân nhà máy cũng bị ảnh hưởng bởi các biến cố tài chính xảy ra cách đấy hàng nghìn dặm, cơng việc phụ thuộc vào thị trường xa cách.

Do đó dần dần những chân trời tâm lý cũng phát triển. Phương tiện thông tin đại chúng mới đã tăng số lượng tin tức và hình ảnh từ những nơi rất xa. Dưới tác động của những thay đổi này, chủ nghĩa địa phương bị mờ dần. Ý thức quốc gia trỗi dậy. Mở đầu là các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp, tiếp đó đến cuối thế kỷ XIX, Làn sóng của chủ nghĩa quốc gia đã tràn qua các nước đang công nghiệp hóa của thế giới như Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hungari. Các nhà thơ ca ngợi tinh thần quốc gia, các nhà lịch sử phát hiện các anh hùng. Các nhà soạn nhạc viết các bài ca ngợi tính chất quốc gia mà văn học dân gian chưa từng biết đến. Tất cả đều xảy ra đúng vào lúc sự cơng nghiệp hóa đang cần điều đó.

Một khi chúng ta hiểu được nhu cầu hợp nhất, thì ý nghĩa Nhà nước quốc gia trở thành rõ ràng. Những gì mà chúng ta gọi là một quốc gia hiện đại là một hiện tượng của Làn sóng thứ hai - một quyền lực chính trị hợp nhất trộn với một nền kinh tế hợp nhất. Nghĩa là một hệ thống chính trị thống nhất cùng với một nền kinh tế thống nhất đã tạo ra quốc gia hiện đại.

Những cuộc nổi dậy dân tộc chủ nghĩa được cuộc cách mạng công nghiệp khơi động ở Mỹ, Pháp, Đức... có thể được xem như là những cố gắng nhằm đưa sự hợp nhất chính trị lên ngang tầm với sự hợp nhất kinh tế theo sau Làn sóng thứ hai. Và chính những cố gắng này đã dẫn đến việc phân chia thế giới thành nhiều đơn vị quốc gia riêng biệt.

ĐINH ĐÓNG ĐƯỜNG RAY BẰNG VÀNG

Khi mỗi chính phủ tìm cách mở rộng thị trường và quyền lực chính trị của họ, họ đã gặp phải những hạn chế về ngơn ngữ, văn hóa, xã hội, địa lý và chiến lược. Phương tiện giao thông, thông tin, nguồn năng lượng, và sự sản xuất của nền công nghệ, tất cả đều giới hạn khu vực mà một cấu trúc chính trị có thể cai trị được. Sự phức tạp của các thủ tục thanh toán, kiểm soát ngân sách và phương pháp quản lý cũng xác định sự hợp nhất chính trị có thể vươn xa đến đâu.

Mặc dù có những giới hạn này, song các nhóm ưu tú hợp nhất, cơng ty và chính phủ vẫn tìm cách bành trướng. Lãnh thổ do họ kiểm soát càng rộng bao nhiêu, và thị trường kinh tế càng lớn bao nhiêu thì sự giàu có và quyền lực của họ càng nhiều bấy nhiêu. Khi mỗi quốc gia mở rộng biên giới chính trị và kinh tế của nó đến mức tối đa, khơng phải nó chỉ va vào những giới hạn đó mà cịn va phải các quốc gia cạnh tranh. Để phá vỡ những biên giới này, các nhóm ưu tú hợp nhất đã sử dụng nền cơng nghệ tiên tiến. Ví dụ họ lao vào cuộc chạy đua của thế kỷ XIX là xây dựng hệ thống đường sắt. Chỉ trong vòng 3 thập kỷ kể từ năm 1825, đường sắt đã nối tất cả các nơi trong từng nước như ở Anh, Pháp, Bỉ... Ở Mỹ, khi đinh đóng đường ray bằng vàng được đóng xuống để nối tồn bộ hệ thống đường sắt, thì nó đã mở rộng sự kiểm sốt của chính phủ liên bang khắp cả nước Mỹ.

Do đó những gì mà người ta thấy là sự trỗi dậy của một thực thể mới đầy quyền lực : quốc gia. Từ đó bản đồ thế giới bị chia thành những mảnh rõ ràng, không chồng lên nhau với các màu đỏ, hồng, da cam, vàng, xanh, và hệ thống Nhà nước - quốc gia là một trong những cấu trúc then chốt của nền văn minh Làn sóng thứ hai.

Nằm phía dưới tổ chức quốc gia là mệnh lệnh quen thuộc của hệ thống công nghiệp qui mô lớn : Cuộc chạy đua cho sự hợp nhất. Nhưng cuộc chạy đua cho sự hợp nhất này không chấm dứt ở biên giới của mỗi Nhà nước - quốc gia. Vì tất cả sức mạnh của nó, nền văn minh cơng nghiệp không thể được nuôi dưỡng từ khoảng hư vơ. Nó khơng thể nào tồn tại trừ phi nó hợp nhất tồn bộ thế giới vào một hệ thống tiền tệ và kiểm sốt hệ thống đó vì quyền lực riêng của nó.

Chương tám

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w