LỖ HỔNG ĐEN

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 120 - 122)

LĂNG TẨM CHÍNH TRỊ

LỖ HỔNG ĐEN

Ngày nay mặc dù sự nghiêm trọng chưa được thừa nhận, chúng ta đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng sâu sắc khơng phải của chính phủ này hoặc chính phủ kia, mà là chính nền dân chủ đại nghị trong tất cả các hình thức của nó. Từ nước này sang nước khác, nền cơng nghệ chính trị của Làn sóng thứ hai đang hoạt động chệch choạc một cách nguy hiểm. Ở Mỹ chúng ta thấy một

sự tê liệt hầu như hoàn toàn về những quyết định chính trị đối với các vấn đề sống chết của xã hội. Sáu năm sau sự cấm vận của OPEC, bộ máy chính trị Mỹ vẫn quay trịn trên cái trục của nó, khơng thể sản xuất ra được cái gì đấy giống như một chính sách năng lượng phù hợp.

Lỗ trống chính trị này khơng phải là duy nhất. Mỹ cũng khơng có chính sách đơ thị, chính sách mơi trường, chính sách cơng nghệ, chính sách gia đình tồn diện hoặc rõ ràng. Nó cũng khơng có chính sách đối ngoại rõ ràng. Hệ thống chính trị Mỹ cũng khơng có khả năng hợp nhất hoặc ưu tiên hóa những chính sách như thế ngay cả khi chúng đã hiện hữu. Tuy nhiên sự phá sản của hệ thống quyết định này không phải là do một đảng hoặc một tổng thống gây ra. Nó đã nặng nề từ những năm 60 song không một tổng thống nào dù là cộng hịa hay dân chủ có thể vượt qua nổi khuôn khổ của hệ thống hiện nay. Những vấn đề chính trị này đang tác động xấu đến các thiết chế xã hội khác như gia đình, trường học và công ty.

Hàng tá bộ luật với tác động trực tiếp vào cuộc sống gia đình đã hủy bỏ và gây mâu thuẫn lẫn nhau, làm xấu thêm sự khủng hoảng gia đình. Hệ thống giáo dục được cấp đầy ngân quỹ xây dựng vào đúng lúc số trẻ em đến tuổi đi học giảm xuống, như thế gây ra việc xây dựng vơ ích trường học, và như thế lại phải cắt giảm ngân quỹ rất cần cho những mục đích khác. Trong khi đó cơng ty bị buộc phải hoạt động trong một mơi trường chính trị phập phù đến nỗi họ khơng thể nói ngày mai chính phủ muốn gì ở họ.

Cùng lúc đó, bộ máy luật lệ tạo ra một mạng lưới những qui định không thể nào chấp nhận được - chỉ trong một năm cho ra 45.000 trang những qui định phức tạp. 27 cơ quan chính phủ khác nhau giám sát 5600 điều lệ liên bang chỉ liên quan đến sản xuất thép. Sự phức tạp qua lại này đã kéo nền kinh tế xuống, trong khi đó những phản ứng thất thường của những người quyết định chính quyền làm tăng thêm ý thức vơ chính phủ đang thắng thế. Hệ thống chính trị làm phức tạp thêm cuộc chiến đấu của các thể chế chính trị cho sự tồn tại.

Sự tan rã về cơ chế quyết định này khơng phải chỉ có ở Mỹ. Các chính phủ Pháp, Đức, Nhật, Anh và Ý có cùng triệu chứng. Các nước cơng nghiệp cộng sản khác cũng vậy. Bộ máy quyết định chính trị trong tất cả các nước đó khơng ngừng bị căng thẳng, bị q sức, quá tải, bị chìm ngập trong các số liệu khơng thích hợp và đối mặt với những mối nguy hiểm mới. Do đó, những gì chúng ta đang thấy là những người lãnh đạo chính phủ khơng có khả năng ra những quyết định ưu tiên cao, trong khi họ lao đầu đuổi theo những quyết định ít quan trọng. Đó là lý do tại sao nhiều người, gồm cả tầng lớp thượng lưu, cảm thấy quá bất lực.

Sự tan vỡ về khả năng ra những quyết định đúng lúc và có hiệu lực đang thay đổi các mối quan hệ quyền lực trong xã hội. Bình thường thì các nhà cầm quyền trong bất kỳ xã hội nào cũng sử dụng hệ thống chính trị để củng cố luật lệ và mục đích của họ. Quyền lực của họ được xác định bởi khả năng làm cho một số việc xảy ra hoặc ngăn chặn một số việc không cho xảy ra. Điều này có nghĩa là khả năng của họ tiên đoán và kiểm soát được các biến cố.

Ngày nay các nhà lãnh đạo khơng cịn có thể đốn trước được kết quả của chính hành động của họ. Họ hoạt động trong một hệ thống chính trị khơng hợp thời, bị các biến cố bỏ quá xa, đến nỗi ngay cả khi được kiểm sốt chặt chẽ vì các quyền lợi riêng tư của họ, các kết quả thường đem lại những điều ngược lại sự mong đợi. Nhưng cũng đừng tưởng rằng quyền lực mà các nhà lãnh đạo bị mất sẽ chuyển về cho xã hội. Quyền lực khơng được chuyển giao, nó càng ngày càng bị ngẫu nhiên hóa, đến nỗi chẳng ai biết ai chịu trách nhiệm về việc gì, ai có quyền hành thật sự hoặc quyền hành đó kéo dài trong bao lâu. Trong tình trạng nửa vơ chính phủ này, người dân bình thường hồi nghi một cách đắng cay không chỉ đối với các nhà "đại biểu" của họ, mà cịn đối với chính tình trạng được đại diện. Kết quả là "nghi thức đảm bảo" về bầu cử bắt đầu mất quyền lực của nó. Càng ngày càng có ít người đi bỏ phiếu bầu cử trong các nước công nghiệp cao. Các cử tri

có ít lịng tin vào chính phủ của họ, họ cảm thấy xa cách với những người lãnh đạo của họ.

Không phải chỉ ở Mỹ mà cả các nước Làn sóng thứ hai cũng bị sự thay đổi của Làn sóng thứ ba đụng đến, ở các nước này xuất hiện một lỗ hổng lớn về quyền lực - một "lỗ hổng đen" trong xã hội.

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w