CHIẾN LƯỢC LÀN SÓNG THỨ HA

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 101)

GANDHI VỚI VỆ TINH

CHIẾN LƯỢC LÀN SÓNG THỨ HA

Từ cuối những năm 40 của thế kỷ XX một chiến lược độc nhất đã tập trung hầu hết những cố gắng làm giảm khoảng cách giữa nước giàu và nghèo của thế giới. Có thể gọi đây là chiến lược Làn sóng thứ hai.

Chiến lược này bắt đầu với tiền đề rằng các xã hội Làn sóng thứ hai là đỉnh cao của sự tiến bộ, tiến hóa và rằng để giải quyết vấn đề của họ, tất cả những xã hội khác phải tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp giống như đã xảy ra ở phương Tây, ở Liên Xô hoặc ở Nhật. Sự tiến bộ gồm việc di chuyển hàng triệu người ra khỏi nông nghiệp để đưa vào sản xuất hàng loạt. Sự tiến bộ u cầu đơ thị hóa, tiêu chuẩn hóa, và các nguyên tắc khác của Làn sóng thứ hai. Nói tóm lại, sự phát triển liên quan đến sự bắt chước trung thành của một mơ hình đã thành cơng. Các chính phủ từ nước này sang nước khác đã cố gắng thực hiện phương án này. Một số nước như Nam Triều Tiên hoặc Đài Loan, nơi có những điều kiện đặc biệt tác động mạnh, thì dường như thành cơng trong việc thiết lập một xã hội Làn sóng thứ hai. Nhưng các nước khác lại gặp phải thảm họa. Những thất bại này trong một loạt nước đã bị bần cùng hóa thường được đổ cho nhiều lý do khác nhau. Chủ nghĩa thực dân mới. Kế hoạch sai. Tham nhũng. Tôn giáo lạc hậu. Chủ nghĩa bè phái. Cơng ty siêu quốc gia CIA. Trì trệ. Nóng vội. Thế nhưng, dù lý do gì đi nữa, sự việc là cơng nghiệp hóa theo mơ hình Làn sóng thứ hai thất bại nhiều hơn là thành cơng.

Iran là một ví dụ điển hình. Nhà vua Iran muốn làm cho Iran trở thành một quốc gia công nghiệp tiên tiến trong vùng Trung Đơng bằng cách chạy theo chiến lược Làn sóng thứ hai từ năm 1975. Những gì xảy ra ở Iran là chung cho các nước khác đang theo đuổi chiến lược Làn sóng thứ hai từ châu Á, châu Phi đến châu Mỹ La tinh.

Sự sụp đổ của chế độ vua Ba Tư ở Têhêran đã gây ra những cuộc tranh luận rộng rãi ở các thủ đô từ Manila đến Mêhicô City. Một câu hỏi được đặt ra là nhịp điệu thay đổi. Nhịp điệu có phải q nhanh hay khơng ? Có phải người Iran đang bị cú sốc tương lai hay không ? Với lợi nhuận về dầu hỏa, chính phủ có thể nhanh chóng tạo ra một giai cấp trung lưu rộng lớn đủ để tránh được cuộc biến động cách mạng hay không ? Nhưng thảm kịch Iran và sự thay thế chế độ vua Ba Tư bằng một chính trị thần quyền đàn áp buộc chúng ta phải xem lại các tiền đề cơ bản của chiến lược Làn sóng thứ hai. Sự cơng nghiệp hóa cổ điển có phải là con đường duy nhất dẫn đến tiến bộ hay khơng ? Có nghĩa gì khơng trong việc bắt chước mơ hình cơng nghiệp vào đúng lúc tự nền văn minh công nghiệp đang hấp hối ?

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w