SỐ PHẬN LÀ TẠO RA

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 134 - 135)

DÂN CHỦ THẾ KỶ

SỐ PHẬN LÀ TẠO RA

Một số thế hệ sinh ra để sáng tạo, một số khác duy trì văn minh. Các thế hệ đã phát động Làn sóng thứ hai bị buộc trở thành những người sáng tạo. Họ phát minh những hình thức chính trị mà chúng ta vẫn còn xem như là hiển nhiên. Bị kẹt giữa hai nền văn minh, số phận của họ là sáng tạo. Ngày nay trong mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong gia đình của chúng ta, trường học của chúng ta, công việc của chúng ta, trong hệ thống năng lượng và thông tin của chúng ta, chúng ta đang đại diện với nhu cầu tạo ra các dạng mới của Làn sóng thứ ba, và hàng triệu người trong nhiều nước đã bắt đầu làm như thế. Tuy nhiên, không nơi nào mà sự lỗi thời lại quá rõ và quá nguy hiểm hơn đời sống chính trị ở Mỹ.

Sự hình thành các cấu trúc chính trị mới cho nền văn minh Làn sóng thứ ba sẽ khơng đến bằng một cuộc biến động độc nhất, mà bằng hàng loạt hàng loạt sáng kiến và xung đột ở nhiều cấp và tại nhiều nơi khác nhau trong một khoảng thời gian vài thập kỷ. Điều này không loại bỏ khả năng bạo động trên con đường tiến về ngày mai. Sự chuyển tiếp từ nền văn minh Làn sóng thứ nhất sang Làn sóng thứ hai là một bi kịch dài đẫm máu của chiến tranh, nổi loạn, đói kém, di dân cưỡng bức, đảo chính và thảm họa. Ngày nay các bi kịch dữ dội hơn, thời gian ngắn hơn, gia tốc nhanh hơn, nguy hiểm nhiều hơn.

Tất cả phụ thuộc vào tính linh hoạt và trí thơng minh của các nhà lãnh đạo ngày nay. Nếu các nhà lãnh đạo khơng có tầm nhìn chiến lược, khơng có trí tưởng tượng và khơng có tính quyết đốn, thì họ sẽ chống lại Làn sóng thứ ba và do đó sẽ làm tăng các mối nguy cơ về bạo động và sự hủy diệt chính họ. Ngược lại, nếu họ đi theo Làn sóng thứ ba, nếu họ thừa nhận nhu cầu về một nền dân chủ rộng lớn hơn, thì họ có thể tham gia q trình tạo ra nền văn minh Làn sóng thứ ba, giống như những nhà ưu tú thơng minh nhất Làn sóng thứ nhất đã đi trước xã hội công nghiệp và tham gia vào việc tạo ra nó.

Chúng ta càng bắt đầu sớm bao nhiêu để thiết kế các thiết chế chính trị dựa trên ba nguyên tắc đã trình bày ở trên - quyền lực thiểu số, dân chủ bán trực tiếp và phân cấp quyết định - chúng ta càng có khả năng chuyển tiếp hịa bình nhiều hơn. Chính sự cố gắng ngăn chặn những thay đổi như thế sẽ làm tăng mức độ nguy hiểm. Chính sự cố gắng mù quáng bảo vệ sự lỗi thời tạo ra mối nguy hiểm đổ máu.

Do đó, trách nhiệm thay đổi thuộc về chúng ta. Giống như thế hệ cách mạng đã chết, chúng ta có số phận sáng tạo.

HẾT

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w