ĐOẠN ĐUÔI : CƠN LŨ ĐỘT NGỘT

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 44 - 46)

Một bí mật vẫn giữ nguyên. Hệ thống công nghiệp qui mô lớn là một cơn lũ đột ngột trong lịch sử, ba thế kỷ ngắn ngủi trong một khoảng thời gian vơ tận. Cái gì đã gây ra cuộc cách mạng công nghiệp ? Cái gì đã đưa Làn sóng thứ hai lan tràn khắp trái đất ?

Việc tìm lý do cho cuộc cách mạng cơng nghiệp khơng thực hiện được. Vì khơng có lý do nào là độc nhất hoặc có ưu thế cả. Tự cơng nghệ khơng phải là lực kéo trong lịch sử. Cũng không phải là tư tưởng hoặc giá trị. Mà cũng chẳng phải là đấu tranh giai cấp. Và cũng chẳng phải là những thay đổi sinh thái, khuynh hướng nhân khẩu học, hoặc phát minh thông tin. Tự nền kinh tế cũng khơng giải thích được biến cố lịch sử này hoặc biến cố khác. Khơng có "biến cố độc lập" để các biến số khác phụ thuộc vào. Chỉ có những biến số có liên quan qua lại với độ phức tạp bao la. Đối diện với những biến số đó và việc khơng thể hiểu được tất cả những hành động qua lại của chúng, cách tốt nhất chúng ta có thể làm là phát hiện những cái có liên quan đến mục đích của chúng ta và nhận biết những lệch lạc nằm trong sự chọn lựa đó. Trong tinh thần này, rõ ràng có nhiều dịng chảy tạo thành nền văn minh Làn sóng thứ hai, song một số có hậu quả rõ ràng hơn như sự phân chia giữa người sản xuất và người tiêu thụ, và sự phát triển kỳ lạ của thị trường dù là tư bản hay xã hội chủ nghĩa.

Sự phân chia giữa người sản xuất và người tiêu thụ theo thời gian, theo không gian, theo

khoảng cách xã hội và tâm lý càng lớn thì thị trường với độ phức tạp của nó, với những giá trị của nó, với những nhận thức ẩn ngầm của nó, thống trị thực tế xã hội càng nhiều. Mũi nhọn vơ hình này đã tạo ra tồn bộ hệ thống tiền tệ hiện đại với các cơ sở ngân hàng trung ương, với thị trường chứng khoán, với thương nghiệp thế giới, với các nhà kế hoạch quan liêu, với tinh thần chỉ quan tâm về lượng và tính toán, với sự thiên về vật chất, với những biện pháp thành công hạn hẹp, với hệ thống tiền thưởng cứng nhắc, và với bộ máy kế tốn mạnh - tất cả những điều đó được đánh giá thấp về ý nghĩa văn hóa. Từ sự phân chia giữa sản xuất và tiêu thụ đã tạo ra những áp lực trên

về tiêu chuẩn hóa, chun mơn hóa, đồng bộ hóa và tập quyền hóa. Cũng từ sự phân chia đó đã sinh ra những khác nhau về vai trị giới tính và tính khí.

Nền văn minh Làn sóng thứ hai khơng chỉ thay đổi cơng nghệ, thiên nhiên và văn hóa, nó cịn thay đổi cả cá tính, giúp tạo ra một đặc tính xã hội mới. Con người công nghiệp khác với tổ tiên của họ. Họ là ông chủ của "nô lệ năng lượng". Họ sống hầu hết cuộc đời của họ trong mơi trường kiểu nhà máy, tiếp xúc với máy móc và tổ chức đã làm cá nhân trở thành nhỏ bé. Họ biết sự tồn tại của họ phụ thuộc vào tiền bạc. Họ được ni dưỡng trong một gia đình hạt nhân và đi học ở trường kiểu nhà máy. Họ nắm được những hình ảnh cơ bản về thế giới nhờ các phương tiện thông tin đại chúng. Họ làm việc trong các công ty lớn hoặc cơ quan Nhà nước. Họ xác định họ thuộc về quốc gia và không thuộc về làng mạc hoặc thành phố. Họ thấy họ đứng đối diện với thiên nhiên bằng việc khai thác thiên nhiên trong công việc hàng ngày của họ. Họ biết họ là một bộ phận của những hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội rộng lớn và phụ thuộc lẫn nhau mà các đường ranh giới của chúng chìm trong độ phức tạp vượt quá sự hiểu biết của họ.

Đối diện với thực tế này, họ chống đối nhưng khơng có kết quả. Họ chiến đấu để kiếm sống. Họ học chơi những trò chơi do xã hội yêu cầu, phù hợp với những vai trò được chỉ định của họ, thường thì họ ghét chúng và cảm thấy họ là nạn nhân của chính hệ thống đã cải thiện mức sống của họ. Họ cảm thấy thời gian tuyến tính đã tàn nhẫn đưa họ tiến về tương lai với ngôi mộ đang chờ họ. Và khi họ tiến về cái chết thì họ biết rằng trái đất và mỗi cá nhân chỉ là một bộ phận của một guồng máy vũ trụ khổng lồ mà sự chuyển động là đều đặn và không dừng.

Con người công nghiệp sống trong môi trường mà tổ tiên xa xưa của họ khơng hề biết đến. Tiếng cịi nhà máy thay cho tiếng gáy của con gà trống. Ánh sáng đèn điện thay cho mặt trăng. Hình ảnh trái đất nhìn từ vũ trụ, hình ảnh núi non xuất hiện trên màn ảnh, dạng các vi sinh vật được nhìn thấy nhờ các kính hiển vi cực mạnh. Cơ thể con người thay đổi, thái độ con người đối với cơ thể cũng thay đổi v.v...

Đứng trước những thay đổi cả về tâm lý, kinh tế, chính trị và xã hội - thật là khó đánh giá. Chúng ta đánh giá toàn bộ nền văn minh bằng tiêu chuẩn nào ? Nó cung cấp cho dân cư sống trong nền văn minh bằng mức sống như thế nào ? Những người sống ngoài nền văn minh sống như thế nào ? Sự tác động của nó lên mơi trường sinh học như thế nào ? Nghệ thuật của nó hay, đẹp như thế nào ? Tuổi thọ dân cư của nó được kéo dài bao lâu ?…

Trong giới hạn của nó, mặc dù có những cuộc suy thối kinh tế và sự phí phạm đáng kinh tởm về mạng sống con người, nền văn minh Làn sóng thứ hai rõ ràng cải thiện mức sống vật chất của mỗi con người bình thường. Và tất cả những câu hỏi trên đều có thể được trả lời cùng một cách. Nền văn minh Làn sóng thứ hai rõ ràng đã cải thiện tất cả. Tuy nhiên mặt trái của vấn đề cũng hiện diện. Trong khi nền văn minh Làn sóng thứ hai đã cải thiện mức sống con người, nó cũng gây ra những hậu quả dữ dội cho môi trường sinh học của trái đất như ô nhiễm sinh thái, sử dụng cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm nhiễm độc Đại Dương, v.v... Mặt trái khác của nền văn minh là chủ nghĩa đế quốc và hậu quả của nó đã nói ở các chương trước.

Khi chọn lựa sự đánh giá hiện tại chưa rõ ràng, cần phải hiểu rằng trị chơi cơng nghiệp đã chấm dứt, sức mạnh của Làn sóng thứ hai đang suy yếu khắp nơi khi Làn sóng thay đổi tiếp theo bắt đầu. Hai sự thay đổi làm cho việc tiếp tục bình thường của nền văn minh cơng nghiệp khơng cịn có thể nữa.

Đầu tiên, chúng ta đã đạt đến điểm ngoặt trong cuộc chiến tranh chống lại thiên nhiên. Môi trường sinh học khơng thể cịn tha thứ cho cuộc tấn công công nghiệp. Thứ hai, chúng ta không thể dựa mãi vào nguồn năng lượng khơng tái sinh được, mà bây giờ đó là nguồn cung cấp chính cho sự phát triển cơng nghiệp.

Những sự việc này khơng có nghĩa là sự chấm dứt xã hội cơng nghiệp, hoặc năng lượng bị hết. Nhưng nó có nghĩa là tất cả những tiến bộ mới sẽ phải được định hình bởi những giới hạn mơi trường mới. Nó cũng có nghĩa là cho đến khi những nguồn năng lượng mới được thay thế, các quốc gia công nghiệp phải chịu sự rút bỏ dần các nguồn năng lượng cũ, và sự tìm kiếm các nguồn năng lượng mới tự nó đang làm gia tăng sự biến đổi chính trị và xã hội. Một điều rõ ràng là : chúng ta đang ở thời kỳ cuối của năng lượng rẻ. Nền văn minh Làn sóng thứ hai đã và đang mất một trong những nguồn trợ cấp cơ bản nhất của nó.

Từ đó một nguồn trợ cấp khác cũng bị rút bỏ : nguyên liệu rẻ. Với sự chấm dứt của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc mới, các quốc gia công nghệ cao hoặc phải tìm nguồn thay thế mới hoặc năng lượng mới trong nước, mua lẫn nhau và dần dần nới lỏng mối quan hệ kinh tế với các quốc gia không công nghiệp, hoặc họ sẽ tiếp tục mua từ các quốc gia không công nghiệp nhưng dưới những điều khoản thương mại mới. Trong cả hai trường hợp thì giá cả sẽ tăng lên đáng kể, và toàn bộ cơ sở của nền văn minh sẽ bị biến đổi theo cơ sở năng lượng của nó.

Những áp lực bên ngồi này vào xã hội cơng nghiệp được hỗ trợ bằng những áp lực phân hóa bên trong hệ thống. Con người và hệ thống bị căng thẳng đến tột đỉnh. Các hệ thống của Làn sóng thứ hai đang bị khủng hoảng. Khủng hoảng trong hệ thống phúc lợi, trong hệ thống bưu điện, trong hệ thống trường học, trong hệ thống y tế, trong hệ thống đơ thị, trong hệ thống tài chính quốc tế, trong hệ thống Nhà nước - quốc gia, và cả trong hệ thống giá trị Làn sóng thứ hai.

Ngay cả hệ thống vai trị mà nền văn minh cơng nghiệp đã xác lập cũng bị khủng hoảng. Điều này chúng ta thấy trong cuộc đấu tranh địi định nghĩa lại vai trị giới tính. Trong phong trào phụ nữ, trong những đòi hỏi quyền hợp pháp về đồng tính luyến ái, trong sự phát triển mốt, chúng ta thấy sự mờ nhạt về giới tính truyền thống. Những ranh giới vai trò nghề nghiệp cũng đang mờ nhạt. Y tá và bệnh nhân đang xác định lại vai trò của họ đối với bác sĩ. Cảnh sát và thầy giáo đang phá vỡ vai trò được chỉ định của họ và đang tiến hành đình cơng bất hợp pháp. Cơng nhân ngày càng địi hỏi quyền được tham gia quản lý. Và sự phá sản về cấu trúc vai trị này mà xã hội cơng nghiệp đã dựa vào là vô cùng cách mạng, hơn cả những cuộc biểu tình chính trị cơng khai.

Sau cùng, sự tụ hội của những áp lực - việc mất những nguồn trợ cấp then chốt, hoạt động kém của những hệ thống phục vụ đời sống của xã hội, sự phá vỡ cấu trúc vai trò - tất cả đều sinh ra khủng hoảng cho cấu trúc cơ bản và mong manh nhất : cá tính. Sự sụp đổ của nền văn minh Làn sóng thứ hai đã và đang tạo ra bệnh dịch về khủng hoảng cá tính.

Ngày nay chúng ta thấy hàng triệu người đang tìm một cách tuyệt vọng về chính cái bóng của họ, đang ngấu nghiến phim ảnh, kịch, tiểu thuyết… là những thứ hứa hẹn sẽ giúp họ xác định được cá tính bị mất của họ. Nạn nhân của khủng hoảng cá tính lao vào việc chữa bệnh tập thể huyền bí. Họ muốn nhanh chóng rời khỏi cuộc sống của họ hiện nay và nhảy vào cuộc sống mới để trở thành cái mà họ không thể trở thành. Họ muốn thay đổi cơng việc, bạn trăm năm, vai trị và trách nhiệm.

Tất cả những điều đó có thể hiểu được nếu chúng ta nắm được sự kiện thiết yếu là xã hội công nghiệp đang chết, và chúng ta có thể bắt đầu tìm các dấu hiệu thay đổi cho những gì thực sự là mới, những gì khơng phải là cơng nghiệp nữa. Chúng ta có thể nhận ra đó là Làn sóng thứ ba.

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w