KHỦNG HOẢNG TÍNH ĐỒNG NHẤT CỦA CÔNG TY
TIỀN TỆ KABUK
Thay đổi làm ảnh hưởng rõ nhất đến các công ty là cuộc khủng hoảng trong kinh tế thế giới. Nền văn minh Làn sóng thứ hai đã tạo ra một thị trường toàn cầu hợp nhất, mặc dù đơi khi những cố gắng đó bị chững lại do chiến tranh, khủng hoảng và những thiên tai khác. Nhưng sau mỗi lần như thế, nền kinh tế thế giới lại hồi phục, trở nên lớn hơn và hợp nhất hơn trước.
Ngày nay một cuộc khủng hoảng mới đang xảy ra, nhưng cuộc khủng hoảng này khác, không giống như tất cả những cuộc khủng hoảng trước trong kỷ ngun cơng nghiệp, nó liên quan không phải chỉ đến tiền mà cịn đến tồn bộ cơ sở năng lượng của xã hội, nó gây ra lạm phát và thất nghiệp đồng thời cùng một lúc chứ khơng phải là nối tiếp nhau, nó liên kết trực tiếp với các vấn đề sinh thái cơ bản, với tồn bộ cơng nghệ mới và với hệ thống thông tin mới dùng trong sản xuất. Sau cùng, đấy không phải chỉ là cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản mà cũng còn là của các quốc gia cơng nghiệp xã hội chủ nghĩa. Nói tóm lại, đó là cuộc tổng khủng hoảng của nền văn minh công nghiệp.
đưa các nhà quản lý vào trong một mơi trường hồn tồn mới lạ. Từ cuối Thế chiến II đến đầu những năm 70, các công ty hoạt động trong một môi trường tương đối yên tĩnh. Sự phát triển là then chốt. Đôla là vua. Tiền tệ ổn định trong thời gian dài. Cấu trúc tài chính hậu chiến được thành lập bởi các cường quốc công nghiệp tư bản, và hệ thống COMECON được thành lập bởi Liên Xô dường như rất vững chắc. Bức thang dẫn đến sự thịnh vượng vẫn tiếp tục đi lên, và các nhà kinh tế tự tin về khả năng của họ tiên đoán và kiểm soát bộ máy kinh tế. Ngày nay đứng trong sự đổ nát lộn xộn của lý thuyết kinh tế và đống gạch vụn của hạ tầng cấu trúc kinh tế hậu chiến, các nhà lãnh đạo các công ty đang đối diện với sự không chắc chắn ngày càng tăng. Tỉ lệ lãi đi lòng vòng. Tiền tệ xoay vịng. Tiền đơla và tiền n thực hiện cuộc khiêu vũ Kabuki, người châu Âu xúc tiến đồng tiền mới riêng của họ. Giá vàng phá vỡ tất cả các kỷ lục.
Trong khi tất cả những điều đó xảy ra, cơng nghệ và thơng tin đang cấu trúc lại thị trường thế giới, làm cho sự sản xuất xuyên quốc gia vừa có thể vừa cần thiết. Và để làm dễ dàng những hoạt động như thế, hệ thống tiền tệ thời đại máy bay phản lực đang hình thành. Mạng lưới ngân hàng điện tử tồn cầu - khơng thể có được trước khi có computơ và vệ tinh - lập các đường liên lạc ngay tức thì giữa Hồng Kơng, Manila, hoặc Singapo với Bahames, New York... Hệ thống ngân hàng này tạo ra một quả bóng "tiền tệ phi quốc gia", nghĩa là tiền tệ và tín dụng nằm ngồi sự kiểm sốt của bất kỳ chính phủ nào, đang đe dọa nổ tung.
Khối lượng lớn của hệ thống tiền tệ phi quốc gia này có cốt lõi là đồng đơla châu Âu. Chạy tán loạn từ nơi này sang nơi khác vượt qua cả biên giới quốc gia, nơi này đồng đơla châu Âu đóng góp vào sự lạm phát, nơi kia nó dịch chuyển cán cân thanh tốn, nơi nọ nó phá hoại hệ thống tiền tệ. Năm 1978, tờ Tuần báo kinh doanh báo cáo về tình trạng khơng thể tưởng tượng nổi của hệ thống tài chính quốc tế và 180 tỉ phát triển thành thị giá 400 tỉ đôla của đôla châu Âu, mác châu Âu, franc châu Âu, yên châu Âu. Các ngân hàng đối phó với đồng tiền ngồi quốc gia, được tự do ban hành tín dụng khơng giới hạn và có thể cho vay với tỉ lệ gốc thỏa thuận. Ước tính ngày nay tiền châu Âu lên đến 3.000 tỉ đôla.
Trong hệ thống kinh tế Làn sóng thứ hai các công ty phát triển dựa trên thị trường quốc gia, tiền tệ quốc gia, và chính phủ quốc gia. Tuy nhiên hạ tầng cơ sở dựa trên quốc gia này khơng thể điều chỉnh hoặc chứa nổi quả bong bóng châu Âu điện tử và xuyên quốc gia mới này. Các cấu trúc được thiết kế cho thế giới Làn sóng thứ hai khơng cịn thích ứng nữa. Thực vậy, tồn bộ cơ sở điều hành các mối quan hệ buôn bán thế giới cho các công ty khổng lồ đang có nguy cơ bị phá vỡ. Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Hiệp định chung về thuế quan và buôn bán (GATT) đang bị tấn công dữ dội. Người châu Âu muốn tạo ra một cấu trúc mới do họ kiểm soát. Các nước "kém phát triển" và các nước Ả Rập với những đồng đôla dầu đang phản đối ầm ĩ để địi có ảnh hưởng trong hệ thống tài chính tương lai và muốn thành lập IMF riêng của họ. Đồng đôla bị hạ bệ, những cú giật và cú co thắt đang chạy qua nền kinh tế thế giới. Tất cả những điều đó được tăng cường thêm bằng sự thiếu hụt năng lượng và tài nguyên, bằng sự thay đổi nhanh trong thái độ của người tiêu dùng, công nhân và người quản lý, bằng sự dịch chuyển nhanh chóng về việc mất cân bằng bn bán, và trên tất cả là bằng tính chiến đấu đang gia tăng của các quốc gia không công nghiệp.
Chính trong mơi trường hỗn độn và hay thay đổi này, các công ty ngày nay đang chiến đấu để vận hành. Các nhà quản lý đang điều hành chúng không muốn từ bỏ quyền lực của các công ty. Họ tiếp tục chiến đấu vì lợi nhuận, sản xuất và sự thăng tiến cá nhân. Nhưng đối diện với những gì khơng tiên đốn được, với sự đấu tranh ngày càng tăng và những áp lực chính trị thù địch, các nhà quản lý thông minh nhất của chúng ta đang tự hỏi về mục tiêu, cấu trúc, trách nhiệm, và chính lý do tồn tại của các tổ chức của họ. Nhiều công ty lớn nhất đang chịu sự khủng hoảng về tính
đồng nhất khi họ nhìn thấy cơ sở Làn sóng thứ hai một thời ổn định nay đang tan rã xung quanh họ.