PHÒNG CHƠI VŨ TRỤ

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 93 - 94)

VŨNG NƯỚC XỐY TRÍ TUỆ

PHÒNG CHƠI VŨ TRỤ

Nền văn minh Làn sóng thứ hai đã đảm bảo chúng ta rằng chúng ta biết nguyên nhân gì đã gây ra sự việc, rằng mỗi hiện tượng đã chiếm một vị trí độc nhất, có thể xác định được trong khơng gian và thời gian, rằng cùng những điều kiện như nhau luôn luôn cho cùng kết quả như nhau, rằng toàn bộ vũ trụ gồm nguyên nhân và kết quả.

Quan điểm thuộc thuyết máy móc này về nguyên nhân đã và đang rất có ích. Nó giúp chúng ta chữa bệnh, xây nhà chọc trời, thiết kế máy móc kỳ diệu và tập hợp các tổ chức lớn. Thế nhưng dù trong cách giải thích từng hiện tượng chắc chắn như thế nào đi nữa, nó đã cho thấy chẳng phù hợp tí nào trong việc giải thích những hiện tượng như phát triển, suy tàn, bước nhảy đột ngột đến mức phức tạp mới, những thay đổi lớn biến đổi những biến cố nhỏ thành những lực nổ bùng khổng lồ. Ngày nay bàn chơi bida thời Niutơn đang bị nhét vào một góc của phịng chơi vũ trụ. Thuyết nguyên nhân cơ học được xem như là một trường hợp đặc biệt áp dụng cho một số hiện tượng chứ không phải cho tất cả các hiện tượng. Các nhà học giả và khoa học trên khắp thế giới đang tập hợp một quan điểm mới về biến đổi và nguyên nhân để theo kịp với những quan điểm thay đổi nhanh của chúng ta về thiên nhiên, tiến hóa và tiến bộ, về thời gian, không gian và vật thể. Thuyết nguyên nhân Làn sóng thứ ba đến từ khái niệm then chốt của lý thuyết hệ thống : khái

niệm về hồi tiếp. Qui trình hồi tiếp bảo tồn sự cân bằng, hủy bỏ thay đổi khi một mức đã cho nào đó bị đe dọa. Được gọi là "hồi tiếp âm", nhiệm vụ của nó là duy trì sự ổn định.

Khi hồi tiếp âm được xác định và khai thác bởi các nhà lý thuyết thông tin và các nhà tư tưởng hệ thống ở đầu những năm 50, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm những sự việc tương đương. Họ đã tìm thấy các hệ thống bảo vệ ổn định tương tự trong mọi lĩnh vực từ sinh lý học đến chính trị. Hồi tiếp âm dường như hoạt động khắp nơi xung quanh ta, gây ra việc duy trì ổn định hoặc cân bằng của chúng.

Đầu những năm 60 đã có những lời phê bình là đã chú trọng q nhiều vào sự ổn định mà khơng chú ý gì đến sự thay đổi. Việc cần thiết là phải nghiên cứu thêm về "hồi tiếp dương", nghĩa là qui trình khơng ngăn cản sự thay đổi mà khuếch đại sự thay đổi, khơng duy trì sự ổn định mà thách đố nó, đơi khi cịn lấn át cả sự ổn định. Hồi tiếp dương có thể sử dụng một độ lệch nhỏ trong hệ thống và khuếch đại nó thành một cấu trúc to lớn đáng ghê sợ.

Nếu loại hồi tiếp đầu tiên là giảm thay đổi hoặc "âm" thì loại hồi tiếp thứ hai là tăng cường thay đổi hoặc "dương", cả hai đều cần được chú ý như nhau. Hồi tiếp dương có thể làm sáng tỏ nguyên nhân của một số q trình khơng thể lý giải được trước đây. Vì hồi tiếp dương phá vỡ sự ổn định và tự nó cung cấp ngược lại cho nó, nên hồi tiếp dương giúp giải thích một số sự việc lẩn quẩn và một số q trình tự kích - ví dụ như cuộc chạy đua vũ trang, mỗi lần Liên Xơ có vũ khí mới, Mỹ chế tạo một cái lớn hơn mà nó sẽ kích thích Liên Xơ chế tạo một cái khác...

Khi chúng ta kết hợp hồi tiếp âm và dương lại với nhau, chúng ta sẽ thấy hai qui trình này tác động lẫn nhau phong phú như thế nào trong các cơ thể phức tạp từ bộ óc con người đến kinh tế. Thực vậy, một khi chúng ta thừa nhận bất kỳ hệ thống thật sự phức tạp nào, dù đó là cơ thể sinh học, một thành phố hoặc một trật tự quốc tế nào, thì hệ thống đó có cả bộ khuếch đại thay đổi và bộ giảm thay đổi tác động qua lại lẫn nhau, chúng ta bắt đầu nhìn thấy tồn bộ độ phức tạp trong thế giới mà chúng ta sống. Sự hiểu biết về nguyên nhân của chúng ta được tăng lên.

Chúng ta càng hiểu thêm nếu chúng ta thừa nhận rằng những bộ giảm và khuếch đại thay đổi này khơng cần thiết có mặt ngay từ đầu trong hệ thống sinh học hoặc xã hội ; đầu tiên chúng khơng có mặt, nhưng sau đó lại phát triển tại chỗ, và đôi khi chỉ là kết quả của sự may rủi. Một biến cố tản mạn có thể kích thích một loạt các hậu quả khơng ngờ đến. Đó là lý do tại sao một quá trình đều đặn và chậm chạp có thể đột ngột biến đổi thành sự thay đổi nổ bùng, hoặc ngược lại. Và điều này giải thích tại sao nhiều điều kiện bắt đầu tương tự có thể đưa đến những kết quả khơng giống nhau - một tư tưởng xa lạ đối với nhận thức Làn sóng thứ hai.

Thuyết ngun nhân Làn sóng thứ ba đang dần dần hình thành cho thấy một thế giới phức tạp với những lực tác động qua lại lẫn nhau, một thế giới đầy ngạc nhiên với các bộ khuếch đại và bộ giảm thay đổi cũng như là các yếu tố khác. Đó là một thế giới rất xa lạ với thuyết cơ khí đơn giản ở Làn sóng thứ hai.

Một phần của tài liệu làn sóng thứ ba (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w