CUỘC CHẠY ĐUA ĐẾ QUỐC
SỰ HỢP NHẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Mỹ trong thế giới Làn sóng thứ hai ngày càng bị thách thức do sự hùng mạnh của Liên Xô. Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa đóng vai như là đồng minh chống đế quốc của nhân dân thuộc địa trên thế giới. Năm 1916, một năm trước khi cầm quyền, Lênin đã viết một bài tấn cơng dữ dội các quốc gia tư bản vì các chính sách thực dân của họ. Cuốn sách Chủ nghĩa đế quốc của ông đã trở thành một trong những cuốn sách có ảnh hưởng nhất của thế kỷ và vẫn cịn định hình tư tưởng của hàng trăm triệu người trên thế giới.
Nhưng Lênin thấy chủ nghĩa đế quốc như là một hiện tượng đơn thuần tư bản chủ nghĩa. Ông nhấn mạnh, các quốc gia tư bản đàn áp và thực dân hóa các quốc gia khác khơng vì sự chọn lựa mà vì sự cần thiết. Mác đã đưa ra một quy luật cơ hồ không thay đổi được, cho rằng lợi nhuận trong các nền kinh tế tư bản cho thấy một khuynh hướng chung không cưỡng lại được là sẽ suy thối theo thời gian. Lênin cho rằng vì điều này nên các nước tư bản ở giai đoạn cuối cùng sẽ bị bắt buộc tìm kiếm "siêu lợi nhuận" ở nước ngồi để cân bằng lợi nhuận mất đi trong nước. Ơng lý luận rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội mới giải phóng nhân dân thuộc địa khỏi áp bức và khốn khổ, vì chủ nghĩa xã hội khơng có động lực gắn liền với sự bóc lột kinh tế.
Những gì Lênin đã xem thường và áp đặt cho các quốc gia công nghiệp tư bản thì đến bây giờ cũng đã hoạt động trong các nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Họ cũng đã là một bộ phận của hệ thống tiền tệ thế giới. Họ cũng đã đặt nền kinh tế của họ trên sự phân tách sản xuất ra khỏi tiêu thụ. Họ cũng đã cần một thị trường để nối người sản xuất với người tiêu thụ. Họ cũng đã cần ngun liệu ở nước ngồi để ni guồng máy cơng nghiệp của họ. Và vì những lý do này, họ cũng cần một hệ thống kinh tế thế giới hợp nhất mà thơng qua đó để có được những thứ cần dùng và bán sản phẩm của họ ra nước ngồi.
Chính vào lúc tấn cơng chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã nói về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là không phải chỉ đưa các quốc gia lại gần nhau hơn mà còn hợp nhất họ. Năm 1920, Lênin đã xem việc kéo các quốc gia lại với nhau như là quá trình khách quan mà cuối cùng sẽ đưa đến việc tạo ra một nền kinh tế thế giới độc nhất, do một kế hoạch chung điều hịa. Có lẽ điều này là viễn cảnh công nghiệp tối hậu.
Các nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa cũng cần những tài nguyên giống như các nước tư bản. Họ cũng cần bơng, cà phê, niken, đường, lúa mì, và những hàng hóa khác để ni các nhà máy đang tăng nhanh và dân cư trong các thành phố của họ. Liên Xơ đã và đang có những nguồn dự trữ lớn về tài nguyên thiên nhiên. Nhưng Mỹ cũng có như thế, và điều đó khơng ngăn cản cả hai nước tìm cách mua từ các nước khác với giá rẻ nhất có thể.
Ngay từ đầu, Liên Xô là một bộ phận của hệ thống tiền tệ thế giới. Bất kỳ quốc gia nào gia nhập hệ thống này đều bị cột chặt ngay vào những định nghĩa truyền thống về hiệu suất và sức sản xuất. Nó bị buộc phải chấp nhận những khái niệm kinh tế truyền thống, những quy định, phương pháp thanh toán và đơn vị tiền tệ.
Các nhà quản lý về kinh tế xã hội chủ nghĩa, cũng giống như đồng nghiệp tư bản của họ, đã tính giá thành sản xuất nguyên liệu so với giá thành mua nguyên liệu. Họ đối diện trực tiếp với quyết định "làm hoặc mua" mà các công ty tư bản phải đối phó hàng ngày. Và hầu như ngay lập tức rõ ràng là mua một số nguyên liệu trên thị trường thế giới sẽ rẻ hơn là sản xuất trong nước. Một khi đã có quyết định, các nhân viên mua hàng Liên Xô tỏa ra khắp thế giới và mua với giá đã được những người buôn bán đế quốc định ra từ trước. Liên Xô mua cao su ở Mã Lai với giá do
các nhà buôn Anh định ra từ trước. Liên Xô trả cho Guinea 6 đôla 1 tấn bôxit trong khi Mỹ trả 23 đôla. Iran và Apganistan được Liên Xơ trả giá thấp cho khí đốt. Như thế Liên Xơ, giống như đối thủ tư bản của nó, đã được lợi với giá không lợi cho các thuộc địa. Nếu làm khác đi sẽ làm chậm lại qui trình cơng nghiệp hóa của nó.
Liên Xơ cũng áp dụng những chính sách tạo sự cân bằng về chiến lược. Đối đầu với sức mạnh qn sự phát xít Đức, Liên Xơ đã biến các nước Bantích thành thuộc địa và gây chiến ở Phần Lan. Sau Thế chiến II, với các đội quân và sự đe dọa quân sự, họ giúp thành lập hoặc duy trì các chế độ "đồng minh" ở Đông Âu.
Trong khi người Mỹ thành lập cấu trúc IMF-GATT - Ngân hàng thế giới, người Liên Xô hướng theo mơ ước của Lênin về một hệ thống kinh tế thế giới hợp nhất bằng việc thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (COMECON) và buộc các nước Đông Âu gia nhập. Moscow buộc các nước COMECON phải bn bán với nhau và với Liên Xơ, phải trình các kế hoạch phát triển kinh tế của họ để Moscow duyệt. Bằng việc nhấn mạnh chun mơn hóa giống như các cường quốc đế quốc đã làm đối với các nền kinh tế châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh, Moscow đã chỉ định các nhiệm vụ cho mỗi nền kinh tế Đông Âu. Chỉ Rumani đã cơng khai và kiên trì chống lại. Dù Moscow cố gắng biến Rumani thành "trạm bơm xăng dầu và khu vườn" của Liên Xô, song Rumani vẫn thực hiện cái gọi là phát triển đa phương. Họ đã chống lại "sự hợp nhất xã hội chủ nghĩa" mặc cho áp lực của Liên Xơ. Nói tóm lại, vào chính lúc Mỹ lãnh trách nhiệm lãnh đạo các nước công nghiệp tư bản và xây dựng cơ chế riêng của họ để hợp nhất hệ thống kinh tế thế giới sau Thế chiến II, thì Liên Xơ cũng đã xây dựng tổ chức tương ứng của hệ thống này trong phần thế giới họ thống trị.
Chương chín