Nhà máy. Hoan hô nhà máy ! Ngày nay, ngay cả khi những nhà máy mới đang được xây, nền văn minh biến nhà máy thành nhà thờ đang chết. Và nơi nào đó ngày nay, một số thanh niên đang vượt qua đêm tối để tiến vào tâm nền văn minh Làn sóng thứ ba. Từ nay trở đi, nhiệm vụ của chúng ta là đi cùng với họ để tìm kiếm cho ngày mai. Nếu chúng ta đuổi kịp họ ở nơi đến, chúng ta sẽ đến đâu ? Ở bệ phóng đưa con người vào vũ trụ ? Ở phịng thí nghiệm đại dương học ? Ở các gia đình trong cộng đồng ? Ở những nơi đang làm việc về trí tuệ nhân đạo ? Ở các giáo phái ? Có phải họ đang sống trong sự đơn giản tự nguyện ? Có phải họ đang leo lên thang của cơng ty ? Có phải họ đang kiếm súng để trở thành những tên khủng bố ? Tương lai được rèn luyện ở đâu ? Nếu chúng ta lập kế hoạch một cuộc viễn chinh tương tự vào tương lai, chúng ta chuẩn bị bản đồ của chúng ta như thế nào ? Rất dễ nói tương lai bắt đầu từ hiện tại. Nhưng hiện tại nào ? Hiện tại của chúng ta đầy nghịch lý.
Trẻ em của chúng ta quá thạo về ma túy, giới tính hoặc phóng tàu vũ trụ; một số biết rõ về máy tính cịn hơn cha mẹ chúng. Thế nhưng điểm kiểm tra giáo dục rất thấp. Tỉ lệ li dị tiếp tục tăng và tỉ lệ tái hôn nhân cũng tăng. Phong trào chống lại phụ nữ nổi lên đúng lúc quyền phụ nữ được cơng nhận. Đồng tính luyến ái địi hỏi quyền của họ.
Căn bệnh lạm phát khó chữa bám chặt tất cả các quốc gia Làn sóng thứ hai, thất nghiệp tiếp tục tăng lên, những điều đó mâu thuẫn với lý thuyết cổ điển của chúng ta. Nhưng cũng chính vào cùng thời kỳ đó bất chấp lơgic cung và cầu, hàng triệu người đang địi hỏi khơng phải chỉ việc làm mà còn phải là việc làm sáng tạo, tâm lý thoải mái hoặc có trách nhiệm với xã hội. Những mâu thuẫn kinh tế đang tăng theo cấp số nhân.
Trong chính trị, các đảng phái ngày càng làm mất lòng tin của đảng viên đối với họ đúng vào lúc các vấn đề then chốt đang trở thành chính trị hóa hơn bao giờ hết. Trong khi đó trên khắp thế giới, các phong trào dân tộc chủ nghĩa đang chiếm ưu thế vào đúng lúc Nhà nước - quốc gia đang bị tấn cơng dữ dội vì quyền lợi của học thuyết tồn cầu.
Đứng trước những mâu thuẫn như thế, chúng ta thấy khuynh hướng phát triển và khuynh
hướng ngược lại như thế nào ? Khơng ai có câu trả lời hồn tồn đúng đối với câu hỏi đó. Mặc dù với tất cả các kết quả của máy tính, sơ đồ, mơ hình tốn học của các nhà nghiên cứu tương lai học, những cố gắng của chúng ta nhìn vào tương lai vẫn nguyên là một nghệ thuật hơn là một khoa học. Việc nghiên cứu có hệ thống có thể dạy chúng ta được nhiều. Nhưng cuối cùng chúng ta phải nắm lấy chứ không phải gạt bỏ sự nghịch lý và sự mâu thuẫn, sự linh cảm, sự tưởng tượng và sự tổng hợp táo bạo.
Nhiều người, gồm cả các nhà tương lai học, nhận thức về ngày mai như là sự kéo dài của ngày nay; họ quên rằng những khuynh hướng không phải chỉ tiếp tục theo một đường thẳng. Chúng đạt đến những điểm đỉnh và tại đấy chúng nổ bùng thành những hiện tượng mới. Chúng đảo ngược hướng. Chúng dừng lại và bắt đầu. Bởi vì những gì đang xảy ra bây giờ, hoặc đã và đang xảy ra từ 300 năm nay, khơng có gì đảm bảo là chúng sẽ tiếp tục theo đường thẳng. Tiếp tục xem xét những mâu thuẫn, những xung đột, những chuyển hướng và những bước ngoặc đó chúng ta sẽ thấy tương lai là sự ngạc nhiên liên tục.
Quan trọng hơn, chúng ta sẽ tìm ra những sự liên kết ẩn ngầm trong số các biến cố mà trên bề mặt chúng dường như khơng liên quan với nhau. Chẳng đúng tí nào khi dự báo tương lai của bán dẫn hoặc năng lượng, hoặc tương lai của gia đình nếu dự báo dựa trên tiền đề là những việc khác khơng thay đổi. Vì khơng có gì là khơng thay đổi cả. Tương lai ln thay đổi chứ khơng cứng nhắc. Nó được xây dựng từ những quyết định hay thay đổi hàng ngày của chúng ta, và mỗi biến
cố đều ảnh hưởng tới tất cả những biến cố khác.
Nền văn minh Làn sóng thứ hai đào tạo chúng ta khả năng phân tích vấn đề chứ khơng phải tổng hợp vấn đề. Đây là một trong những lý do tại sao hình ảnh của chúng ta về tương lai rất rời rạc ngẫu nhiên và sai lầm. Công việc của chúng ta ở đây sẽ là suy nghĩ như một nhà tổng qt hóa chứ khơng phải như một nhà chuyên môn. Ngày nay, tôi tin rằng chúng ta đang đứng cạnh thời đại tổng hợp mới. Trong tất cả những lĩnh vực trí thức, từ khoa học ứng dụng đến xã hội học, tâm lý học và kinh tế học chính trị - đặc biệt là kinh tế học chính trị - chúng ta dường như thấy sự quay lại của tư tưởng qui mô lớn, của lý thuyết tổng qt. Vì nếu tiếp tục phân tích khơng có bối cảnh, đo lường tinh vi hơn các vấn đề sẽ làm chúng ta biết càng ít đi.
Do đó chúng ta phải nhìn các dịng thay đổi đang lay động cuộc sống của chúng ta, phải phát hiện các mối liên kết bí mật đang nối chúng lại với nhau, vì tất cả những cái đó đang chảy dồn về một cái vô cùng lớn : Làn sóng thứ ba.
Chương mười hai