các mặt nhận thức, hành vi…Đây là vấn đề rất khĩ khăn . Trước hết, chất lượng giáo dục bộ mơn giảm sút khơng phải chỉ về mặt kiến thức lịch sử, mà trầm trọng hơn về mặt phẩm chất đạo đức của học sinh. Giáo viên lịch sử nhận thức rõ trách nhiệm của mình về mặt nâng cao kiến thức khoa học, tìm mọi biện pháp để duy trì và nâng cao chất lượng dạy học. Song khơng ít giáo viên lịch sử chưa cĩ ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với chất lượng đạo đức, tư tưởng học sinh, khơng biết tận dụng khả năng, sở trường của bộ mơn đối với cơng tác này.
Nội dung kiểm tra và đánh giá kết qủa học tập nêu trên là một thể hồn chỉnh, cĩ quan hệ mật thiết với nhau, khơng tách riêng một mặt nào.
Tuy nhiên, theo yêu cầu của việc kiểm tra (trong một tiết học, kiểm tra học kì hay năm học, thi cuối cấp, trong nội khĩa và hoạt động ngoại khĩa…) mà mức độ và sự hồn chỉnh của việc kiểm tra khác nhau.
Yêu cầu kiểm tra cũng khác nhau đối với mỗi loại. Đối với kiến thức lịch sử cụ thể, việc kiểm tra địi hỏi học sinh phải thể hiện trìng độ lĩnh hội của mình ở các mặt: tính chính xác khoa học, tính cơ bản, tính cụ thể của sự kiện. Đối với việc kiểm tra trình độ hiểu biết về những vấn đề lí thuyết, những khái niệm, cĩ tính chất thế giới quan, giáo viên địi hỏi học sinh phải nắm vững những quan điểm lịch sử cơ bản (phù hợp với yêu cầu, trình độ học tập của mỗi lớp, mỗi cấp) để hiểu đúng những sự kiện, quá trình lịch sử. Đánh giá kết qủa học tập về mặt tư cách, đạo đức, tư tưởng khơng chỉ giới hạn trong giờ học, trong hoạt động ngoại khĩa mà cần phối hợp với những hoạt động giáo dục của nhà trường, của đồn thể quần chúng (Đồn thanh niên), của xã hội.
Như vậy, nội dung việc kiểm tra bao gồm yêu cầu nhận thức (giáo dưỡng), giáo dục và phát triển, làm cho tri thức đã thu nhận trở thành niềm tin, hành động, nội dung của nĩ khơng chỉ thực hiện chức năng đánh giá và xếp loại trình độ học sinh, như thường quan niệm, mà là một khâu quan trọng của qúa trình dạy học, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thơng, của cấp học.
III. Tổ chức, hình thức và phương pháp kiểm tra kết qủa học tập lịch sử lịch sử
1. Kiểm tra miệng
Được sử dụng để kiểm tra tài liệu đã học, trước khi bắt đầu bài học mới và đơi khi dùng trong bài học trình bày tài liệu mới, giúp giáo viên nhanh chĩng hiểu được tình hình học tập, trình độ của học sinh, thúc đẩy các em tích cực học tập, biết suy nghĩ, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng lời nĩi.
Câu hỏi đặt ra trong kiểm tra miệng phải được chuẩn bị cẩn thận, câu hỏi phải chính xác, rõ ràng. Nội dung câu hỏi khơng chỉ giới hạn ở việc ghi nhớ, mà làm cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản của bài học, suy nghĩ câu hỏi được đặt ra, biết phân tích, khái quát tài liệu cụ thể để rút ra kết luận.
Giáo viên phải cĩ nhiều biện pháp thu hút sự tham gia tích cực của học sinh. Ví như, xem việc nhận xét câu trả lời của bạn cũng là một việc kiểm tra học sinh, được đánh giá và cho điểm.
Giáo viên phải khách quan, cơng bằng, cơng khai, dân chủ, khuyến khích những suy nghĩ riêng, độc lập của học sinh. Cho điểm cơng khai kết quả kiểm tra giúp học sinh tự đánh giá đúng đắn, cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn.
Trong khi kiểm tra miệng, ngồi việc lưu ý, đánh giá nội dung câu trả lời, cần chú trọng phương pháp, hình thức trả lời để học sinh thấy rõ đặc trưng của bộ mơn. Ví dụ, khi trình bày các biến cố lịch sử cần tiến hành theo trình tự như sau: nguyên nhân, điều kiện, bùng nổ sự kiện, diễn biến (những nét chính, cơ bản khơi phục được bức tranh quá khứ), kết quả, ý nghĩa, bài học lịch sử. Khi trình bày về một nhân vật lịch sử, giáo viên lưu ý học sinh nêu rõ những nét về hình dáng bên ngồi (nếu cĩ), những đặc điểm nổi bật về tính chất, năng lực…, những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của nhân vật hoặc các sự kiện lịch sử cĩ liên quan ở những thời điểm ấy.
Nội dung kiểm tra khơng giới hạn ở hỏi và trả lời mà phải mở rộng việc kết hợp kiểm tra kiến thức đã thu nhận và kĩ năng thực hành (vẽ bản đồ, lập sơ đồ…)
2. Kiểm tra viết
Cĩ vai trị quan trọng trong qúa trình dạy học nĩi chung, dạy học lịch sử nĩi riêng. Được tiến hành sau khi học một phần, một khĩa trình lịch sử ở một lớp và được học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Kiểm tra viết giúp giáo viên nắm được cùng một lúc trình độ của mọi học sinh trong lớp, đặc biệt hiểu rõ các em cá biệt (kém và xuất sắc). Bài kiểm tra viết của học sinh là sự phản ánh khách quan cả về bề rộng và bề sâu của mức độ lĩnh hội kiến thức, phương pháp và kĩ năng trong phạm vi trình bày nội dung câu hỏi. Nhờ đĩ, giáo viên nắm được tình hình học tập chung của cả lớp và hiệu quả việc giảng dạy của mình.
2.1 Bài kiểm tra viết 10 –15 phút
Khơng định trước, thay thế cho kiểm tra miệng thường xuyên vào đầu giờ học. Mục đích là xem xét việc tự học của học sinh ở nhà, địi hỏi học sinh phải suy nghĩ nhanh, rõ, trình bày tập trung, lơgich những vấn đề chủ yếu của câu hỏi, loại bỏ các phần thứ yếu, khơng quan trọng, làm mất thì giờ.
Ví dụ, câu hỏi kiểm tra “Những sự kiện lớn trong diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ” chỉ cần học sinh làm rõ các đợt tấn cơng, những sự kiện chính trong các đợt, sự kết thúc của chiến dịch.
2.2 Kiểm tra một tiết
Được tiến hành sau khi đã học xong một phần hay cả khĩa trình, nhằm tìm hiểu và đánh giá kiến thức chung, làm cơ sở cho việc học tiếp phần sau.Địi hỏi học sinh phải nắm cĩ hệ thống các kiến thức cơ bản đã học, biết suy nghĩ để trình bày vấn đề đặt ra, kèm theo các kĩ năng thực hành cần thiết.
Ví dụ, câu hỏi kiểm tra “Những mâu thuẫn cơ bản của thời kì thứ hai của lịch sử thế giới cận đại” địi hỏi học sinh khơng chỉ trình bày cụ thể các sự kiện nĩi về mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc, mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa phụ thuộc và các nước đế quốc mà cịn phải nêu lên vị trí của mỗi mâu thuẫn, hậu qủa của chúng (học sinh khá , giỏi cĩ thể kèm theo các sơ đồ, biểu đồ minh họa và nêu khái quát : những mâu thuẫn này là những mâu thuẫn vốn cĩ của chủ nghĩa tư bản, ngày càng trở nên gay gắt, sâu sắc hơn …). Vì vậy, kiểm tra một tiết thường mang tính chất ơn tập, củng cố, bổ sung kiến thức. Việc trả bài làm cĩ ý nghĩa quan trọng, giúp học sinh hiểu những ưu điểm, khuyết điểm (về kiến thức lí thuyết, kĩ năng, phương pháp…) của mình sau một thời gian học tập củng cố và làm phong phú, vững chắc hơn kết qủa tiếp thu.
2.3 Bài kiểm tra cuối năm
Đây là dịp đánh giá tồn diện kết qủa học tập trong cả năm học. Câu hỏi kiểm tra cuối năm cĩ thể gồm các phần: những sự kiện lớn của các thời kì lịch sử trong chương trình năm học, mối quan hệ giữa các thời kì.
3. Yêu cầu đối với việc đặt các loại câu hỏi
Các câu hỏi đề ra được lựa chọn đúng nội dung cơ bản của việc học tập và đạt được yêu cầu, mục đích của việc kiểm tra?
Các câu hỏi phù hợp với trình độ, phát huy tư duy độc lập , sáng tạo của học sinh.
Khi nêu câu hỏi, giáo viên phải dự đốn câu trả lời của học sinh (những ý nào học sinh trả lời được, đến mức độ nào, những thiếu sĩt cĩ thể vấp, cần gợi ý ở những mặt nào …), định ra tiêu chuẩn để đánh giá và cho điểm các câu trả lời của học sinh. Những vấn đề như vậy cịn giúp giáo viên rút kinh nghiệm cho việc dạy học nĩi chung và việc kiểm tra nĩi riêng.
Giáo viên cần tìm cách thay đổi các dạng câu hỏi kiểm tra. Câu hỏi thơng thường, cĩ thể trả lời tự do, như “Hãy nêu những biểu hiện của nhà vua chuyên
chế ở phương đơng”. Đối với loại câu hỏi này, học sinh dựa vào một số sự kiện cơ bản đã học, rồi lí giải vấn đề theo suy nghĩ “tự do” của mình.
Câu hỏi đặt ra theo nguyên tắc đã được xác định, hoặc một câu nĩi nổi tiếng của một nhân vật lịch sử. Ví dụ, câu hỏi “Tại sao nĩi rằng mỗi cái trục quay của máy hơi nước đã giúp đỡ cho phong trào cách mạng tư sản nhiều hơn bất kì một trung đồn pháo binh nào của quân đội Napơlêơng?” hoặc câu hỏi “Tại sao phong trào cách mạng 1930 –1931 và đỉnh cao Xơ Viết Nghệ Tĩnh là đợt diễn tập đầu tiên của Cách mạng tháng Tám?”. Loại câu hỏi này yêu cầu học sinh phải lập luận, lí giải, chứng minh trên cơ sở một số sự kiện.
Câu hỏi kèm theo yêu cầu sử dụng các phương tiện trực quan. Ví dụ: yêu cầu học sinh nĩi một sự kiện lịch sử nào đĩ trên bản đồ hoặc trình bày một vấn đề lịch sử nào đĩ trên một phương tiện trực quan cĩ sẵn .
Câu hỏi yêu cầu học sinh từ các sử liệu, diễn tả kí hiệu về một sự kiện lịch sử trên bản đồ, vẽ sơ đồ biểu đồ, bảng thống kê, bảng so sánh…
Ngồi các câu hỏi, bài tập “truyền thống” nêu trên, trong thời gian gần đây, đã bắt đầu nêu lên yêu cầu xây dựng các câu hỏi trắc ngiệm (test) trong dạy học lịch sử. Cĩ các hình thức sau đây của câu hỏi trắc nghiệm:
- Các câu hỏi, bài tập yêu cầu xác định đúng sai - Câu hỏi, bài tập lựa chọn
- Câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh xác lập mối quan hệ giữa: sự kiện lịch sử với nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử với niên đại và sự kiện lịch sử với khơng gian
- Câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh sắp xếp các sự kiện lịch sử theo thứ tự thời gian
- Điền vào chỗ trống một câu - Câu hỏi, bài tập phân loại
- Loại câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu làm việc với bản đồ, hình vẽ Xu hướng chính của nghiên cứu đối với đánh giá hiện nay là kết hợp trắc nghiệm khách quan với các giải pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống, tổng hợp để vừa thu được kết qủa chính xác, vừa tác động tích cực, cĩ ý nghĩa giáo dục cao đối với quá trình dẫn đến các kết quả đĩ.
CHƯƠNG X
HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP, LAØM BAØI THI