Nêu quy luật và bàihọc lịch sử

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thôngGiáo trình - Bài giảng (Trang 37)

Việc nêu quy luật và bài học lịch sử là cái đích trọng yếu, cao nhất của bộ mơn lịch sử ở trường phổ thơng. Cơng việc này thường diễn ra ở các bài sơ /tổng kết, khi mà học sinh đã tích lũy được một khối lượng các tri thức, biểu tượng và khái niệm lịch sử nhất định.

Nêu quy luật và bài học lịch sử cần tuân thủ nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động, trí thơng minh của học sinh, sao cho để họ “tự khám phá ra”, chứ khơng được áp đặt một cách khiên cưỡng, bởi điều đĩ sẽ làm cho họ nhận thức quy

luật/bài học lịch sử một cách hời hợt, làm giảm tác dụng chức năng giáo dục và giáo dưỡng. Cụ thể, trên cơ sở những biểu tượng, khái niệm lịch sử đã được cung cấp, giáo viên đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh so sánh đối chiếu giữa các sự kiện, hiện tượng và quá trình lịch sử, tìm ra mối quan hệ bản chất/bên trong và sự lặp lại của các sự kiện, hiện tượng, quá trình đĩ, từ đĩ họ “vỡ lẽ” ra được quy luật lịch sử. Chẳng hạn, từ việc phân tích nguyên nhân bùng nổ của cách cuộc cách mạng tư sản ở các quốc gia Âu- Mỹ trong các thế kỷ XVII – thế kỷ XVIII, các em sẽ thấy được mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản suất cũ lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của một lực lượng xã hội mới đang lên. Mâu thuẫn đĩ thể hiện quy luật về tính phù hợp tất yếu giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Tương tự, từ việc phân tích nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945, của cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ 1946-1954, của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, học sinh sẽ thấy được nhân tố hàng đầu mang tính quyết định đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là đều bắt nguồn trước hết từ đường lối chính trị – quân sự đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam, trong đĩ nổi lên là sự khéo léo kết hợp giữa 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Như vậy, họ sinh cĩ thể tự rút ra quy phát triển của cách mạng Việt Nam trong hơn 7 thập kỷ qua là độc lập dân tộc luơn luơn gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Việc rút ra bài học lịch sử cũng cĩ một quy trình và địi hỏi tương tự như việc nêu quy luật lịch sử. điều cần lưu ý là bài học cĩ thể rút ra từ sự thành cơng và cĩ cả những bài học rút ra từ sự thất bại, đổ vỡ. Cĩ những bài học lớn được tổng kết từ cả một quá trình lịch sử dài lâu, song cũng cĩ những bài học được rút ra từ sau một số sự kiện nhất định; cĩ nhiều bài học được rút ra từ nguyên nhân thành cơng hay thất bại của một biến cố lịch sử nào đĩ… Điều cần đặc biệt lưu ý là - dù bài học lịch sử được rút ra ở thời kỳ nào, dưới dạng nào và mức độ nào, giáo viên cũng cần hướng dẫn để học sinh cĩ thể thấy được mối liên hệ của nĩ đối với cuộc sống hiện tại hơm nay. Cĩ như vậy bài học lịch sử mới cĩ giá trị thực tiễn, thể hiện được chức năng ơn cố tri tân của khoa học lịch sử và học sinh mới thấm thía một cách sâu sắc giá trị to lớn của tri thức lịch sử.

CHƯƠNG V

THẤU SUỐT NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC VAØ CHỨC NĂNG CỦA BỘ MƠN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thôngGiáo trình - Bài giảng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)