Phương pháp khai thác sử dụng các loại tài liệu học tập

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thôngGiáo trình - Bài giảng (Trang 30)

III. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan

4. Phương pháp khai thác sử dụng các loại tài liệu học tập

Để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy-học lịch sử ở trường phổ thơng, giáo viên lịch sử phải sử dụng nhiều loại tài liệu phục vụ khác nhau, trong đĩ nổi lên là sách giáo khoa và các nguồn tài liệu tham khảo khác.

a) Phương pháp sử dụng sách giáo khoa.

Trong các nguồn tài liệu phục vụ dạy-học ở trường phổ thơng nĩi chung, dạy-học lịch sử nĩi riêng, sách giáo khoa (SGK) là tài liệu chính thức bắt buộc trong nhà trường, là pháp lệnh của Nhà nước đối với giáo viên và học sinh, là căn cứ hàng đầu để kiểm tra chất lượng học tập của học sinh, kể cả việc thi vào các trường đại học, cao đẳng... Tuy nhiên SGK cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập. Trước hết, SGK thường lạc hậu hơn so với thực tiễn phát triển của khoa học lịch sử, nhiều thơng tin - nhất là số liệu, SGK chưa kịp cập nhật... Vả lại đặc trưng của hoạt động giáo dục là mọi thay đổi phải tiến hành từng bước, trong một chừng mực nào đĩ - là nĩ mang tính “bảo thủ”, chứ khơng thể thay đổi xồnh xoạch được (vì học sinh quyết khơng phải là “vật thí nghiệm” của các hệ thống giáo dục). Do vậy, nếu quá trung thành với SGK, sẽ khĩ tránh khỏi nhàm chán cho HS trong khi học, thậm chí, cĩ thể nĩi là giáo viên tự hạ thấp uy tín của mình.

Nĩi như vậy, khơng cĩ nghĩa là giáo viên cĩ quyền thốt ly SGK, đưa ra một nội dung bài giảng hồn tồn khác, mới lạ so với SGK. Bài giảng kiểu này cĩ thể sẽ rất hấp dẫn, song khơng thể áp dụng được, bởi nĩ phá vỡ tính thống nhất của hệ thống giáo dục và thực tế là vi phạm luật giáo dục. Đĩ là chưa kể tới nhiều hậu quả khác liên quan tới sự tùy tiện đĩ. Như vậy, phải giải quyết vấn đề đặt ra như thế nào ? Kinh nghiệm của nhà giáo dục học Xơ Viết N.G. Đai ri là được nhiều người chấp nhận hơn cả. Kinh nghiệm đĩ được thể hiện qua sơ đồ sau:

SGK 1 2

BG 2 3

Trong sơ đồ trên đây, các phần 2 là những phần vừa cĩ trong SGK vừa cĩ trong bài giảng của giáo viên. Phần 1 là phần tuy cĩ trong SGK, nhưng giáo viên khơng giảng hay chỉ hướng dẫn học sinh tự đọc ở nhà. Phần 3 là phần giáo

viên bổ sung vào, phần mới so với nội dung của SGK. Sơ đồ này vừa tránh được sự nhàm chán do điệp lại nguyên xi SGK, mà cũng chưa tới mức thốt ly hồn tồn SGK để vi phạm pháp luật.

b) Phương pháp sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo phục vụ quá trình dạy-học lịch sử rất phong phú. Đĩ là các nguồn sử liệu gốc, là các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các tác phẩm văn học-nghệ thuật... và cả các sáng tác âm nhạc, nhất là những ca khúc gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.

c) Việc sử dụng các nguồn tài liệu văn học trong giờ học lịch sử.

Văn học là sự thể hiện cuộc sống thơng qua nghệ thuật ngơn từ. Nhiều tác phẩm văn học - thơ cũng như văn xuơi, đã phản ánh sinh động khơng khí của lịch sử, tư tưởng tình cảm của nhân dân trước những sự kiện lịch sử quan trọng và khơng cĩ gì quá đáng nếu như xem đĩ cũng chính là những nguồn sử liệu và đương nhiên, sẽ là sai lầm nếu giáo viên lịch sử khơng chú ý đến nguồn tư liệu này.

Chẳng hạn, để kết thúc cuộc tranh luận về nguyên nhân nước ta bị mất nước ở nửa sau thế kỷ XIX, cĩ thể dẫn ra một đoạn trong bài diễn ca Lịch sử nước ta của Bác Hồ viết từ năm 1941 tại Pắc Pĩ:

Nay ta nước mất nhà tan

Cũng vì một lũ vua quan ngu hèn Ngàn năm gấm vĩc giang san

Bị vua nhà Nguyễn đem hàng cho Tây Tội kia càng chất càng dày

Sự tình càng nghĩ, càng cay đắng lịng.

Trong phần lịch sử Việt Nam, người giáo viên dạy sử cĩ khá nhiều thuận lợi để khai thác các tài liệu văn học phục vụ bài giảng, nhất là các thi phẩm của các nhà thơ cách mạng như Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Chế Lan Viên... sáng tác. Thí dụ, khi đề cập tới ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945, giáo viên cĩ thể đọc cho học sinh nghe đoạn thơ sau:

Việt Nam ta lại gọi tên mình Hạnh phúc nào hơn được tái sinh Mát dạ cha ơng ngìn thuở trước

Cho đời hai tiếng mới quang vinh...

Hay lúc bàn về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên phủ 5/1954, giáo viên cĩ thể đọc lên các đoạn thơ như:

Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng... ... Điện Biên lừng lẫy Việt Nam ta Rộn tiếng kèn vui khắp mọi nhà Mời bạn gần xa ra tuyến lửa

Mở đường giải phĩng Á, Phi, La...

Như đã nĩi ở trên, cĩ khá nhiều ca khúc cách mạng được các nhạc sỹ sáng tác ngay tại thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc, bởi vậy nĩ mang đậm dấu ấn và hơi thở của lịch sử mà rất dễ đi vào lịng người. Chúng tơi cho rằng, giáo viên lịch sử khơng nên bỏ qua những “tư liệu” quý báu này, bởi hồn tồn cĩ thể xem nĩ như là một nguồn sử liệu được viết bằng ngơn ngữ của nghệ thuật âm nhạc. Cịn gì hấp dẫn hơn nếu trong giờ học lịch sử về Cơng xã Pari học sinh được nghe bài hát Quốc tế ca – bài ca đấu tranh của giai cấp vơ sản và nhân loại cần lao trên tồn thế giới, trong bài về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xơ viết được nghe giới thiệu xuất xứ về dàn hỏa tiễn đất đối đất và bài hát

Ca-chiu-sa… Ưu thế này càng lớn hơn trong phần lịch sử cận- hiện đại Việt Nam. Thí dụ, trong bài Cách mạng tháng Tám 1945 học sinh cĩ thể được nghe lại các ca khúc như Mười chín tháng Tám của Xuân Oanh, Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi ... những sáng tác được viết ngay trong những ngày cả dân tộc sục sơi xuống đường vì độc lập, tự do của sơng núi. Sẽ rất xúc động, nếu trong bài giảng về chiến dịch Điện Biên phủ mà giáo viên cho các em nghe các bài hát như Hị kéo pháo của Hồng Vân, Chiến thắng Điện Biên của Đỗ Nhuận; hay khi giảng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lại cĩ thêm các bài hát Giải phĩng miền Nam, Tiến về Sài Gịn của Lưu Hữu Phước, Đất nước trọn niềm vui của Mạnh Hà, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh của Xuân Hồng... Và sẽ là tuyệt hơn, nếu thầy/cơ giáo lại “cĩ giọng” để cĩ thể tự thể hiện những ca khúc đĩ.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thôngGiáo trình - Bài giảng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)