Nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm cách mạng qua mơn Lịch sử ở trường

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thôngGiáo trình - Bài giảng (Trang 43)

II. Chức năng giáo dục của bộ mơn lịch sử ở trường trung học phổ thơng

2. Nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm cách mạng qua mơn Lịch sử ở trường

trường phổ thơng

Mơn Lịch sử cĩ tính đa dạng, phong phú, cĩ khả năng giáo dục nhiều mặt cho học sinh, trong đĩ cĩ ba mặt chính:

- Xây dựng niềm tin vững chắc vào lý tưởng cách mạng trên cơ sở của quy luật phát triển khách quan xã hội

- Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam qua quá trình dựng nước và giữ nước

- Bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động

2.1 Giáo dục niềm tin, lý tưởng XHCN

Khác với tơn giáo “tin để biết”, chúng ta giáo dục thế hệ trẻ “biết để tin”. Lịch sử giúp học sinh hiểu, nhận thức đúng con đường mà lồi người và dân tộc đã trải qua, sự hưng thịnh suy vong của các chế độ xã hội đã diễn ra trong lịch sử; và sự thay thế hợp quy luật như chế độ xã hội sau cao hơn tiến bộ hơn chế độ xã hội trước. Trên cơ sở đĩ hình thành thế giới khách quan duy vật biện chứng khoa học.

Và cũng trên cơ sở đĩ giáo dục niềm tin vững chắc ở sự phát triển của dân tộc trong xây dựng đất nước.

Việc giáo dục này cần phải trải qua thời gian, và phải kết hợp chặt chẽ kiến thức được học với thực tiễn. Ví dụ như giáo dục lịng tin vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong khi chủ nghĩa xã hội trên thế giới gặp khủng hoảng trầm trọng là một vấn đề khĩ khăn. Để cĩ thể làm được như vậy giáo viên cần phải dùng thực tế lịch sử cận hiện đại để thấy được những bước thăng trầm của đấu tranh cách mạng ,lịch sử phát triển theo con đường đi lên, song đĩ khơng phải là con đường thẳng thẳng tắp, bằng phẳng mà khúc khuỷu, quanh co, cĩ lúc đi lên, dừng lại, thậm chí thụt lùi, song vẫn theo cái logíc tất yếu là phát triển đi lên. Qua đĩ giúp sinh viên cĩ thái độ hành động đúng trong cuộc sống hiện tại, trong thời kỳ cĩ nhiều nhiều chuyển biến sâu sắc trên thế giới.

2.2 Giáo dục truyền thống dân tộc

Trong sự phát triển của lịch sử, các thế hệ nối tiếp nhau luơn sáng tạo và kế thừa những di sản quý báu của cha ơng. Việt Nam cĩ một bề dày lịch sử hàng ngàn năm với những truyền thống tốt đẹp như lịng yêu nước, yêu thương đồng bào, trọng nhân nghĩa, quý lao động, anh hùng, …Do đĩ cần giáo dục thế hệ trẻ truyền thống của dân tộc Việt Nam và tinh hoa của nhân loại. Một ưu thế và sở trường của bộ mơn lịch sử trong việc giáo dục thế hệ trẻ là giáo dục tình cảm yêu nước.

Đối với Việt Nam, từ khi mới ra đời nhân dân ta đã thực hiện hai nhiệm vụ

dựng nước và giữ nước. Những trách nhiệm này đựoc thể hiện qua lịng yêu nước thiết thavà sự hy sinh cho sự phồn thịnh và nền độc lập của Tổ quốc qua những sự kiện cụ thể như cải tạo thiên nhiên (khai khẩn ruộng hoang, đắp đê lấn biển…), phát triển nơng nghiệp, các nghề thủ cơng, mở mang thương nghiệp; và bằng các cuộc đấu tranh liên tục, sự anh dũng chống giặc ngoại xâm. Như vậy, lịng yêu nước là tình cảm tư tưởng lớn nhất của người Việt Nam từ ngàn xưa, và là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá người dân đối với đất nước (người cĩ cơng được nhân dân tơn thờ quý trọng, cịn kẻ phá hoại bán nước bị ngàn đời nguyền rủa).

Ở mỗi thời đại, trong cái chung truyền thống yêu nước cĩ những nét riêng: - Lịch sử 1000 năm Bắc thuộc: lịng yêu nước thể thiện qua những

cuộc đấu tranh chống sự thống trị hà khắc, đồng hĩa của phong kiến Trung Quốc để bảo vệ văn hĩa dân tộc, giành độc lập tự chủ

- Thế kỷ X – giữa XIX: lịng yêu nước thể hiện qua cơng cuộc xây dựng văn hĩa dân tộc, phát triển kinh tế và đấu tranh chống ngoại xâm

- Từ khi Bác Hồ tìm đường cứu nước đến khi Đảng ra đời cho đến ngày nay: truyền thống yêu nước cĩ nội dung mới. Yêu nước gắn liền với yêu XHCN. Lịng yêu nước chân chính kết hợp với tinh

thần quốc tế vơ sản tạo nên sứ mạng cách mạng to lớn và là phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam ngày nay

Vì vậy, nhận thức đúng những vấn đề trên sẽ giúp học sinh hiểu được trách nhiệm của thế hệ tre làphải giữ gìn và phát huy thành quả của dân tộc đã đạt được. Đĩ là biểu hiện cao của lịng yêu nước.

2.3 Giáo dục tinh thần thái độ lao động đúng đắn

Cần giúp học sinh hiểu được những vấn đề cơ bản sau:

- Lịch sử phát triển xã hội lồi người trước hết là lịch sử của sản xuất, các phương thức sản xuất kế tiếp nhau một cách hợp quy luật.

- Phương thức sản xuất giữ vai trị quan trọng và quyết định trong đời sống xã hội

- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử trong các xã hội cĩ giai cấp đối kháng

Từ những vấn đề cơ bản này, học sinh sẽ hiểu được ý nghĩa của các cuộc cách mạng xã hội, vai trị của nhà nước, quan hệ giữa thượng tầng kinh tế và cơ sở, sự phát triển đi lên của xã hội. Bên cạnh đĩ chúng giúp học sinh khắc phục được sự hiểu biết phiến diện như nĩi Lịch sử chỉ là lịch sử chính trị, đấu tranh giai cấp. Ngồi ra, học sinh hiểu rõ nguồn gốc, quá trình, xu hướng phát triển các sự kiện một cách khách quan, hiểu được cơ sở kinh tế là yếu tố quyết định phát triển xã hội.

Mơn lịch sử cung cấp cho học sinh những tri thức cụ thể về lao động và vai trị của lao động (giúp con người thốt thốt khỏi thế giới động vật, hình thành xã hội và phát triển xã hội). Qua đĩ giáo dục học sinh biết quý trọng lao động, kính yêu nhân dân lao động, hứng thú s ay mê sáng chế, phát minh, tăng năng suất lao động, giữ gìn và phát triển thành quả của lao động. Cũng từ đây hình thành quan niệm duy vật lịch sử, hiểu khoa học và chống mê tín dị đoan.

Một sai lầm trong dạy học lịch sử là giáo viên chưa chú ý đến truyền thống lao động của dân tộc ta do cĩ quan niệm là Việt Nam khơng cĩ truyền thống lao động kỹ thuật. Nhưng thật ra những truyền thống đĩ thể hiện khi nhân dân sản xuất khắc phục những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, khơng ngừng tìm tịi cải tiến cơng cụ sản xuất và tích lũy kinh nghiệm. Bằng những dẫn chứng như vậy, học sinh khơng chỉ hiểu truyền thống đấu tranh cách mạng mà cịn tự hào các nghề truyền thống và đời sống văn hĩa của địa phương. Từ đĩ hình thành trách nhiệm giữ gìn và phát huy những bản sắc tốt đẹp của dân tộc. Mặt khác, việc giáo dục này gĩp phần bồi dưỡng quan điểm tinh thần, thái độ đúng đắn đối với lao động, xây dựng tính cần kiệm, tơn trọng và bảo vệ của cơng, say mê khoa học kỹ thuật, sáng tạo phương pháp lao động để đạt năng suất cao.

2.4 Giáo dục lịng kính yêu đối với quần chúng nhân dân, biết ơn tổ tiên, các anh hùng, những người cĩ cơng với Tổ quốc

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thôngGiáo trình - Bài giảng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)