b. Khái niệm nợ xấu
1.3.1 Nguyên tắc về quản lýnợ xấu của Ủy ban Basel
Nợ xấu là một phần của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng ln tồn tại và nợ xấu là hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, điều quan trọng là các ngân hàng phải có khả năng khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức chấp nhận được. Sau đây là 17 quy tắc về quản lý nợ xấu của ủy ban Basel, các nguyên tắc tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
❖ Xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp:
Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách
rui ro tín dụng,xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng ( tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro..)
Nguyên tắc 2: Trên cơ sở nguyên tắc 1, ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực
hiện các định hướng mà HĐQT phê duyệt và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư.
Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm của mình. Đối với các sản phẩm mới, các ngân hàng cũng cần định lượng rui ro, đưa ra được các chính sách phát triển sản phẩm và phòng ngừa rui ro phù hợp và phải được HĐQT phê duyệt trước khi đưa vào hoạt động.
❖Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh
Nguyên tắc 4: Các tiêu chí cấp tín dụng của Ngân hàng phải rõ ràng, và phải
chỉ rõ thị trường mục tiêu. Đồng thời, Ngân hàng phải hiểu biết rõ về khách hàng vay vốn cũng như mục đích và cơ cấu của khoản tín dụng.
Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức (giới hạn) tín dụng cho
từng khách hàng và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trong sổ sách kế toán
Nguyên tắc 6: Cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín
dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn và tái tài trợ các khoản tín dụng hiện tại, gắn trách nhiệm của cán bộ liên quan trong các khâu của quy trình tín dụng vào cơng việc để bảo đảm việc ra quyết định tín dụng đúng đắn.
Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng
giữa các bên. Đặc biệt là đối với các khoản tín dụng cho các cơng ty và cá nhân có liên quan phải được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ, cần được theo dõi cẩn thận và triển khai các bước cần thiết để kiểm soát nhằm loại trừ rủi ro. Vì trong trường hợp này, rủi ro đạo đức có thể phát sinh trong q trình cấp tín dụng.
❖Các ngun tắc duy trì một q trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp:
Nguyên tắc 8: Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối
với danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng.
Ngun tắc 9: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi điều kiện từng khoản tín
dụng, bao gồm việc xác định mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ.
Nguyên tắc 10: Áp dụng hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ trong quản
lý rủi ro tín dụng. Đây là một phương tiện hữu ích nhằm phân biệt mức độ rủi ro tín dụng trong các sản phẩm có tiềm năng rủi ro của ngân hàng. Do tầm quan trọng
trong việc xác định chất lượng khoản tín dụng, hệ thống này phải nhất quán với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng.
Nguyên tắc 11: Ngân hàng cần có hệ thống thơng tin và các kỹ thuật phân tích
để đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội bảng và ngoại bảng. Hệ thống thông tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu của danh mục đầu tư tín dụng, bao gồm cả việc xác định sự tập trung rủi ro.
Nguyên tắc 12: Ngân hàng cần phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng
của tồn bộ danh mục đầu tư tín dụng.
Nguyên tắc 13: Ngân hàng cần tính đến các thay đổi trong tương lai về các
điều kiện kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đầu tư tín dụng, và phải đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện phức tạp.
❖ Các nguyên tắc nhằm bảo đảm kiểm soát đầy đủ đối với nợ xấu
Nguyên tắc 14: Ngân hàng cần xây dựng hệ thống đánh giá cập nhật và độc
lập về các q trình quản lý rủi ro tín dụng.
Ngun tắc 15: Ngân hàng cần xây dựng hệ thống và tăng cường kiểm soát nội
bộ và các hoạt động khác nhằm phát hiện các lĩnh vực có yếu kém trong q trình quản lý rủi ro tín dụng, và báo cáo kịp thời cho các cấp lãnh đạo về các vi phạm chính sách, thủ tục và giới hạn tín dụng.
Nguyên tắc 16: Ngân hàng cần có hệ thống khác phục sớm đối với khoản tín
dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.
Nguyên tắc 17: Các cơ quan giám sát cần tiến hành đánh giá độc lập về chiến
lược, chính sách, thủ tục liên quan đến việc cấp tín dụng và quản lý liên tục danh mục đầu tư của ngân hàng. Sau đó thơng báo cho Ban lãnh đạo ngân hàng biết về sự yếu kém của hệ thống, sự tập trung rủi ro quá mức, việc phân loại các khoản tín dụng có vấn đề và ước tính các khoản dự phịng bổ sung và ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. M n,m.