Cơ cấu lại các khoản nợ

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 119 - 120)

b. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

3.2.2.6 Cơ cấu lại các khoản nợ

Tình trạng nợ xấu như hiện nay một phần do các ngân hàng nới lỏng quản lý, một phần do nền kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản do không tạo ra doanh thu, sức mua suy giảm lớn. Việc áp dụng các biện pháp địi nợ khơng thể có hiệu quả nếu khách hàng khơng có nguồn thu khác để mà trả nợ, phát mãi tài sản gặp khó khăn bởi đa số tài sản bảo đảm là bất động sản mà thị trường bất động sản hiện đang đóng băng. Giải pháp cần thực hiện ngay trước mắt mà Sacombank nên làm để giải quyết nợ xấu đấy chính là việc thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ xấu. Sacombank nên chia nợ xấu ra làm 2 loại: nợ có khả năng truy địi và nợ khơng cịn có khả năng truy địi. Đối với các khoản nợ khơng có khả năng truy địi, cách tốt nhất là bán lại cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp nhằm vớt vát phần nào nguồn vốn ứ đọng. Cịn các khoản nợ có khả năng truy địi, Sacombank nên tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân làm mất khả năng trả nợ, cần thiết phải thành lập một ban chuyên trách để tìm hiểu tình hình của khách hàng. Đối với những khách hàng mất khả năng trả nợ do các khoản phải thu lớn, Sacombank có thể hỗ trợ nhân sự để phối hợp với khách hàng tham gia thu hồi các khoản phải thu. Đối với khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực có tiểm năng sẽ phát triển trong thời gian tới, Sacombank nên tham gia hỗ trợ bằng việc miễn lãi, giãn nợ hay cho vay đảo nợ để giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như lãi quá hạn mà khách hàng phải chịu, bên cạnh đó đưa ra các giải pháp tài chính hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, nếu cần thiết có thể tham gia tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Mặt khác, Sacombank nên tận dụng mạng

lưới khách hàng sẵn có, đứng trung gian làm cầu nối kết nối giữa các khách hàng với nhau, ví dụ giới thiệu một khách hàng chuyên cung cấp vật liệu thô cho một khách hàng sản xuất gia công chế biến, hay giữa các nhà phân phối với các hộ cá thể kinh doanh đại lý, Sacombak cũng có thể đóng vai trị là trung gian, giới thiệu sản phẩm cho khách hàng vay vốn tích hợp với các sản phẩm sẵn có của mình, ví dụ như sử dụng thẻ tín dụng mua hàng sẽ được giảm giá, hay gửi tiết kiệm sẽ nhận được phiếu giảm giá hàng hóa của đối tác với Sacombank. Tâm lý người Việt Nam ln ưa hàng hóa giá rẻ, việc tích hợp ưu đãi như vậy vừa làm tăng doanh thu kinh doanh của Sacombank vừa kích cầu tiêu dùng, tăng doanh thu của khách hàng đi vay. Đối với các khoản nợ có tài sản bảo đảm là bất động sản, việc phát mãi tài sản là hết sức khó khăn, Sacommbank nên tung ra gói ưu đãi lãi suất cho vay mua nhà cho khách hàng mua những tài sản bảo đảm đang phát mãi. Bên cạnh đó, Sacombank nên phối hợp với các ngân hàng khác để tung ra các gói ưu đãi bất động sản, nhất là bất động sản đang được phát mãi, như thế hiệu quả xử lý nợ xấu sẽ cao hơn. Chỉ bằng việc chung tay cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khối nợ xấu ngân hàng mới được giải quyết.

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w