Các biện pháp xử lýnợ xấu a) Nhóm giải pháp từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 40 - 45)

b. Khái niệm nợ xấu

1.3.2 Các biện pháp xử lýnợ xấu a) Nhóm giải pháp từ phía ngân hàng

a) Nhóm giải pháp từ phía ngân hàng

Thứ nhất: Bàn giao các khoản nợ xấu cho Công ty quản lý và khai thác tài sản

Ngân hàng có thể tự tổ chức hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi và thu hồi nợ. Công ty quản lý và khai thác tái sản trực thuộc có nhiệm vụ chính là xử lý các khoản nợ tồn đọng được chuyển giao,tối đa hóa khả năng thu hồi nợ. Các ngân hàng khơng có đủ nguồn lực và kỹ năng cần thiết để xử lý các khoản nợ trong khi đó, cơng ty quản lý nợ lại được chun mơn hóa trong việc này. Việc chun mơn hóa của cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản sẽ giúp giảm thiểu chi phí và thời gian xử lý nợ. Mặt khác, việc xử lý nợ xấu đòi hỏi sự linh hoạt và những đặc quyền đặc biệt để tiên hành thu hồi nợ, công ty quản lý và khai thác tài sản với lĩnh vực hoạt động đặc thù với khuôn khổ pháp lý cần thiết và nghiệp vụ chuyên môn được đào tạo bài bản sẽ giúp thu hồi giá trị khoản nợ cao hơn so với ngân hàng tự mình thu hồi nợ.

Thứ hai: Cơ cấu lại nợ, đồng thời tái cơ cấu doanh nghiệp

Cơ cấu lại nợ là việc thực hiện nghiệp vụ như: điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ xấu thành vốn góp cổ phần nhằm thay đổi điều kiện, điều khoản của khoản nợ hiện có mà khơng tạo ra nghĩa vụ trả nợ mới. Biện pháp này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp gặp khó khăn do yếu kém về quản lý, khó khăn tạm thời do yếu tố thị trường, và doanh nghiệp đó phải nằm trong lĩnh vực có xu hướng kinh doanh tốt trong tương lai.

Song song với cơ cấu lại nợ là tái cơ cấu doanh nghiệp, ngân hàng có thể tham gia một phần trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp để doanh nghiệp phục hồi và làm ăn hiệu quả, tạo ra doanh thu trả nợ.

- Hoán đổi nợ lấy tài sản hoặc hoán đổi nợ với bên thứ ba;

- Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tại doanh nghiệp khách nợ;

Khóa luận tốt nghiệp 27 Học Viện Ngân Hàng

Xử lý nợ xấu bằng biện pháp cấu trúc lại nợ chỉ áp dụng cho các khoản vay thuộc nhóm 3 và 4, áp dụng với khách hàng được quyết định tiếp tục duy trì quan hệ. Khi thực hiện biện pháp này, ngân hàng cần giám sát chặt chẽ và có thể tham gia quản lý nhằm đảm bảo bên đi vay thực thi các hành động cần thiết để cải thiện tình hình. Các biện pháp thường được áp dụng trong cơ cấu lại nợ:

- Một là điều chỉnh lại kỳ hạn nợ: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc tổ chứ tín dụng và khách hàng thỏa thuận về việc thay đổi kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trước

đó. Kỳ hạn trả nợ có thể ít đi hoặc nhiều lên nhưng thời gian trả nợ giữ nguyên.

- Hai là gia hạn nợ: Ngân hàng chấp nhận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là phương án

tránh áp lực trả nợ cho khách hàng để hỗ trợ khách hàng tiếp tục kinh doanh. - Ba là, chuyển các khoản nợ xấu thành vốn góp cổ phần: Biện pháp này áp

dụng với các khách hàng là doanh nghiệp có nhiều tiềm năng phục hồi, phát triền

trong tương lai.

- Bốn là thu nợ có chiết khấu: Đây là hình thức miễn giảm một phần nợ phải trả, lãi vay cho DN nợ, giá trị chiết khấu do Ngân hàng và DN thỏa thuận nhưng theo

hướng có lợi cho DN nhằm thúc đẩy khách hàng trả nợ dứt điểm.

Thứ ba: Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua-bán nợ chuyên nghiệp

Với biện pháp này, ngân hàng chuyển quyền địi nợ cho một tổ chức khác có chức năng theo quy định để sớm thu hồi vốn. Ngân hàng thường chấp nhận bán nợ với giá thấp hơn giá trị khoản nợ để thu hồi vốn.

Nguyên tắc giá mua bán nợ được xác định như sau:

- Thực trạng tình hình tài chính của khách nợ và khả năng trả nợ hiện tại; - Thực trạng tình hình tài sản đảm bảo nợ của khoản nợ và khả năng xử lý tài

sản đảm bảo để thu nợ;

- Khởi kiện ra Tòa án để áp dụng các biện pháp tố tụng thu hồi nợ.

Sau khi bán nợ, các khoản nợ xấu sẽ do công ty mua bán nợ tiếp quản và xử lý, ngân hàng vừa làm sạch được bảng cân đối, giảm tỷ lệ nợ xấu vừa có nguồn vốn để tái đầu tư và cho vay. Tuy nhiên hiện nay, các tổ chức mua bán nợ trong nước hoạt động còn chưa hiệu quả, để biện pháp này thực sự hiệu quả, vẫn cần sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ trong việc đẩy nhanh thành lập Công ty quản lý tài sản quốc gia và trên hết là cần có cơ chế thu hút nhà đầu tư, các tổ chức nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.

Thứ tư: Chứng khốn hóa các khoản nợ xấu

Chứng khốn hóa là một quá trình tái cấu trúc, trong đó tài sản thế chấp cho các khoản vay được tập hợp lại và dùng làm tài sản đảm bảo phát hành trái phiếu. Số tiền thu được từ các chứng khoán này sẽ được tổ chức cho vay thế chấp sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Chứng khốn hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp, biến tài sản có tính thanh khoản thấp thành tài sản có tính thanh khoản cao. Bằng biện pháp này, các NHTM khoanh khoản nợ xấu có thế chấp và chuyển nó ra khỏi nội bảng, hạch toán ngoại bảng để bán cho người đầu tư chứng khốn thơng qua trung gian. Biện pháp này tốn kém chi phí, tuy nhiên lại nhanh chóng thu hồi vốn cho ngân hàng để đầu tư vào lĩnh vực khác. Mặt khác chứng khốn hóa nợ xấu tạo ra thêm hàng hóa trên thị trường tài chính, giúp các nhà đầu tư mạo hiểm có thêm một kênh lựa chọn mới.

Thơng qua chứng khoán hóa, các nguồn tiền nhàn rỗi sẽ được luân chuyển, tăng hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:

a) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân

bị chết, mất tích;

b) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:

a) Sử dụng dự phịng cụ thể trích lập theo quy định để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó;

b) Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Trường hợp dự phịng cụ thể khơng đủ

để xử lý khoản nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải khẩn

trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách

hàng và

theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;

c) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phịng chung để xử lý.

Về cơ bản, trích lập dự phịng rủi ro giúp doanh nghiệp bù đắp khoản lỗ do không thu hồi được nợ, ngăn chặn nợ xấu có thể xuất hiện. Biện pháp này giúp ngân hàng chủ động trong xử lý nợ xấu, tuy nhiên việc trích lập dự phịng quá lớn sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Thứ sáu: áp dụng các biện pháp pháp lý

Nếu khách hàng khơng chịu trả nợ, khoản vay có tranh chấp, việc xử lý tài sản thế chấp là không đạt được sự đồng thuận của cả các bên liên quan, khách hàng chủ tâm lừa đảo.. .ngân hàng có thể tiến hành các thủ tục khởi kiện ra toàn để thu hồi nợ. Tuy nhiên, biện pháp này tốn kém khá nhiều thời gian và chi phí, ngay cả

Chỉ tiêu Thời gian Tỷ USD % Dư nợ % GDP

Chính Phủ có thể sử dụng ngân sách mua toàn bộ nợ xấu của NHTM để xử lý, tránh khủng hoảng nợ xấu.

Chính Phủ có thể đưa ra các gói kích thích nền kinh tế, đẩy mạnh tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: hoãn thuế, giảm thuế.. .phục hồi sản xuất và tiêu dùng ở một số lĩnh vực giúp các doanh nghiệp vay nợ có nguồn thu trả nợ.

Thứ hai, thành lập cơng ty quản lý nợ quốc gia

Chính phủ có thể thành lập một Công ty quản lý tài sản (A.M.C) với số vốn ban đầu khá nhỏ. Lượng vốn này có thể được đóng góp bởi Chính phủ, các ngân hàng hay kể cả các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Phần lớn số vốn chỉ phục vụ trang trải chi phí cho cơng ty như tiền lương, tiền thuê chuyên gia và các nghĩa vụ tài chính cấp bách. chứ khơng dùng trực tiếp để mua nợ xấu.

Hội đồng quản trị là thành viên của những tổ chức đã góp vốn nhưng Chính phủ vẫn phải đứng đầu cơng ty này. Tuy nhiên, hồi đồng quản trị, ban lãnh đạo của cơng ty phải có tính độc lập để hạn chế tối đa việc bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, mục tiêu chính trị. Đây là một tiêu chí cần thiết để đảm bảo tính khách quan, độc lập hiệu quả của cơng ty.

Cơng ty quản lý tài sản này thành lập quỹ (Fund) để huy động vốn trên thị trường cho việc mua bán nợ xấu. Có thể thành lập một lúc nhiều quỹ đầu tư với các tiêu chí mua bán nợ khác nhau. Các chứng chỉ quỹ được bán trên thị trường tài chính để huy động vốn trong và ngồi nước. Ngồi ra, cơng ty cũng phát hành trái phiếu có đảm bảo (có thể Chính phủ bảo lãnh trái phiếu) sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu để mua nợ.

Các khoản nợ xấu của ngân hàng sau khi được định giá một cách cẩn trọng thì cơng ty mua bán nợ sẽ tiến hành đàm phán với ngân hàng để mua lại các khoản nợ xấu. Giá mua nợ xấu có thể từ 10-60% giá trị sổ sách khoản nợ. Tỷ lệ bao nhiêu tùy thuộc vào việc định giá giá trị khoản nợ. Sau khi mua được nợ thì A.M.C sẽ tiến hành phân loại và thiết lập các phương án xử lý nợ , tùy theo loại nợ và cách xử lý mà A.M.C sẽ bán nợ theo các cách khác nhau.

Thứ ba là tái cấu trúc ngân hàng.

Đối với các TCTD yếu kém, có nguy cơ mất khả năng thanh khoản: biện pháp khả thi là sáp nhập, hoặc giải thể. Các tổ chức này đi tìm, hoặc bị sáp nhập một cách cưỡng bức bởi một TCTD đủ mạnh. Nếu khơng sáp nhập được thì các TCTD này sẽ đặt trong điều kiện kiểm soát đặc biệt của NHNN, nhằm từng bước xử lý các tồn đọng để đi tới giải thể. Do quy mơ tín dụng ngày một lớn, bản thân các TCTD phải có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro hoạt động để ngăn ngừa nợ xấu xuất hiện trở lại, như ban hành đầy đủ quy trình cho vay, năng cao năng lực quản trị, điều hành, quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w