Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 92 - 95)

5) Cơ cấu lại nợ, tái tài trợ đồng thời cơ cấu lại doanh nghiệp

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Chỉ tiêu Năm

2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên DPRR 0,42 0,20 0,69 Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên VCSH 0,02 0,01 0,07

2.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xử lý nợ xấu của Sacombank vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhất định dẫn đến hiệu quả của cơng tác kiểm sốt và xử lý nợ xấu chưa cao, chưa đạt được theo mong muốn.

Thứ nhất, nếu so với trung bình ngành thì tỷ lệ nợ xấu của Sacombank khá

thấp, nhưng nếu so với các ngân hàng thương mại cổ phần cùng quy mô tỷ lệ nợ xấu của Sacombank ở mức tương đối cao

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng các NHTM trong các năm 2010-2012

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo tài chính riêng lẻ quý 4/2012 của các ngân hàng và tính tốn của người viết)

Như có thể thấy trên biểu đồ trên, Sacombank có mã chứng khoán là STB, nếu năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank ở mức thấp nhất trong nhóm (0.56%) thì sang năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của Sacombank chỉ sau ACB và VCB. Nợ xấu không chỉ gia tăng về tỷ lệ so với tổng dư nợ mà cịn có sự gia tăng lớn ở số tuyệt đối, trong đó phải kể đến là nợ nhóm 5, nếu năm 2011 nợ nhóm 5 chỉ ở mức 158.426

triệu đồng thì năm 2012 nợ nhóm 5 là 973.468 triệu đồng, tăng gấp 6 lần, đây là

điều mà ban lãnh đạo Sacombank cần xem xét lại.

Thứ hai, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ cao.

Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên DPRR ln ở mức cao, nếu các năm trước chỉ ở mức dưới 0,5 thì năm 2012 ở mức 0,69 nghĩa là hơn một nửa quỹ dự phòng rủi ro bù đắp cho nợ có khả năng mất vốn. So với vốn chủ sở hữu thì tỷ lệ nợ nhóm 5 trên vốn chủ sở hữu cũng tăng cao, năm 2010 tỷ lệ này chỉ ở mức 1%, năm 2011 là 2% thì năm 2012 đột ngột tăng lên 7%.

Thứ ba, nợ xấu tập trung ở các lĩnh vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề của của

khủng hoảng.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu nợ xấu năm 2012

Năm 2012

Năm 2012 là năm có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, nhìn trên biểu đồ có thể thấy nợ xấu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng và bất động sản, đây là hai lĩnh vực đang chịu khủng hoảng nặng nề. Trong giai đoạn 2010- 2012 thì nợ xấu trong hai khu vực này liên tục gia tăng. Nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản tăng từ 8,5% năm 2010 lên 31,2% năm 2012 và nợ xấu trong lĩnh vực xây dựng tăng từ 8,2% năm 2010 lên tới 25,1% năm 2012. Không chỉ gia tăng về tỷ lệ mà khối lượng nợ xấu trong hai lĩnh vực này cũng rất lơn, hai lĩnh vực này đang chịu khủng hoảng nặng nề việc thu hồi nợ sẽ vơ cùng khó khăn.

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w