Chứng khốn hóa các khoản nợ

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 115 - 118)

b. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

3.2.2.3 Chứng khốn hóa các khoản nợ

đang trên đà phát triển, tuy nhiên hiện nay chưa nhiều ngân hàng nghĩ tới việc chứng khốn hóa các khoản nợ- một nghiệp vụ phổ biến tại các thị trường phát triển. Kinh nghiệm từ Trung Quốc cho thấy chứng khoán hóa nợ xấu là một trong những giải pháp hiệu quả vừa tăng tính thanh khoản cho khoản nợ, vừa tạo ra nguồn vốn cho kinh doanh của ngân hàng. Đây là giải pháp cho tương lai với viễn cảnh có sự tham gia của các nhà đầu tư mạo hiểm. Sacombank đang có lợi thế để thực hiện giải pháp này:

Thứ nhất, cổ phiếu STB đứng thứ nhất trong tổng số 30 cổ phiếu tiêu biểu của

nhóm VN30 năm 2011. Chỉ số VN30 được tính theo phương pháp giá trị vốn hóa thị trường, bao gồm 30 cổ phiếu thành phần, đại diện cho hoạt động của 30 công ty được niêm yết trên sàn HOSE, chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Việc cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhất trong tổng số 30 cổ phiếu tiêu biểu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổ phiếu STB trên thị trường.

Thứ hai, Sacombank được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm tồn cầu Moody’s và

Standard & Poor’s (S&P) lần đầu tiên thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm. Nhận định chung của các tổ chức này là Sacombank có triển vọng ổn định, phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh và tốc độ phát triển ổn định của Sacombank trước những thách thức của nền kinh tế Việt Nam và thế giới.

Sacombank được biết đến nhiều tại TP. Hồ Chí Minh, chính vì thế đây là thị trường đầu tiên mà Sacombank nên hướng tới để thu hút các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư tại Việt Nam hiện nay còn khá e dè trước các loại chứng khốn có độ rủi ro cao, chính vì thế Sacombank nên bắt đầu với tài sản thế chấp của các khoản nợ nhóm 2 trước để thăm dị thị trường cũng như tạo thương hiệu, sau đó việc chứng khốn hóa nợ xấu sẽ đơn giản hơn. Mặt khác, Sacobank cần chọn đối tác có uy tín cao để bảo đảm cho khối lượng chứng khốn mới phát hành. Đặc biệt, Sacombank nên hướng mạnh tới thị trường nước ngoài mà Thái Lan là một cân nhắc. Thái Lan có thị trường tài chính khá phát triển, bên cạnh đó ASEAN đang bàn thảo việc xây

dựng khối thịnh vượng chung, nếu biết cách khai thác, Sacombank sẽ có được rất nhiều lợi thế sau này

Quy trình chứng khóa hóa thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Quy trình chứng khốn hóa nợ xấu

(1) Nhà khởi tạo chuyển nhượng các tài sản được chứng khốn hóa cho tổ chức phát hành (chuyển quyền sở hữu và nhận tiền);

(2) Tổ chức phát hành cơ cấu lại, phân hạng các tài sản theo mức độ tín nhiệm rổi

chuyển tới cho tổ chức trung gian đặc biệt;

(3a) Tổ chức trung gian đặc biệt tiến hành chứng khốn hóa trên cơ sở đánh giá các yếu tố rủi ro, dịng tiền dự tính mà các tài sản này mang lại;

(3b) Tổ chức định mức tín nhiệm sẽ tham gia xếp hạng các loại chứng khoán trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm của người đi vay;

(3c) Tổ chức bảo lãnh thanh tốn thực hiện các nghiệp vụ tăng cường tín nhiệm; (4) Tổ chức trung gian đặc biệt phát hành và bán các chứng khoán trên thị trường cho các nhà đầu tư và thu tiền. Tiền thu được do bán chứng khoán được sử dụng để mua các tài sản của nhà khởi tạo;

(5b) Tổ chức tín thác kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng khoán phát hành và theo dõi việc chi trả gốc và lãi cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w