Mua TSBĐ để cấn trừ nợ

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 85 - 86)

Trường hợp áp dụng:

• Khách hàng đề nghị tạm chuyển nhượng cho Sacombank để có thời hạn ưu quyền mua lại hoặc chuyển nhượng khơng có thời hạn ưu quyền mua lại.

• Giải quyết khoản NQH rất phức tạp, kéo dài

• Giá phát mãi TSBĐ tại TTBĐG hoặc tại Cơ quan Thi hành án thời điểm hiện tại có thể gây tổn thất, nhưng dự đốn giá sẽ thuận lợi hơn trong vịng 1-2 năm

• TSBĐ được cơ quan thi hành án phát mãi nhiều lần nhưng khơng thành.

Sacombank có thể thỏa thuận với khách hàng ( có hoặc khơng có thời hạn ưu quyền mua lại) hoặc mua tại phiên bán đấu giá.

Xử lý nợ xấu bằng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm là biện pháp chủ yếu mà Sacombank đang áp dụng. Trong năm 2012, Sacombank đã xử lý được 363,5 tỷ đồng nợ xấu bằng phương pháp này

2) Khởi kiện

Trường hợp áp dụng:

• Khách hàng bỏ trốn, lẩn tránh hoặc khơng hợp tác.

• Đã áp dụng nhiều phương pháp xử lý nợ q hạn nhưng khơng đạt kết quả

• Có phát sinh tranh chấp, lừa đảo, tình tiết phức tạp và cần phải khởi kiện nhằm bảo vệ kịp thời quyền lợi của Sacombank

Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ khởi kiện sẽ tùy theo dư nợ. Dư nợ từ 1 tỷ đồng trở xuống, hồ sơ sẽ do Sở giao dịch/ chi nhánh đề xuất, văn phòng khu vực tham mưu và giám đốc khu vực phê duyệt. Khoản nợ trên 1 tỷ đồng sẽ do Phòng quản lý rủi ro tham mưu và Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc chỉ định phê duyệt.

Khởi kiện có lẽ là giải pháp cuối cùng mà Sacombank dùng đến, việc khởi kiện sẽ rất tốn kém và mất thời gian, Sacombank chỉ áp dụng biện pháp này khi khách hàng khơng có thiện chí trả nợ, trong năm 2012 Sacombank đã thu hồi được 1,24 tỷ đồng nợ xấu từ biện pháp này.

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w