b. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng
3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo
Hiện nay, các ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Nếu không thỏa thuận được với khách hàng về việc xử lý tài sản đảm bảo, các ngân hàng phải nhờ tới tòa án để giải quyết, nhưng thời gian xử lý rất dài, mất nhiều năm, thủ tục rườm rà, phức tạp, qua nhiều khâu, nhiều cấp, quá trình bàn giao tài sản chậm... làm cho tài sản hư hỏng, giá trị thu hồi nhỏ hơn dự kiến ban đầu, thậm chí khi có phán quyết của tịa án thì việc thi hành án cũng rất lâu, do vậy kiến nghị Chính phủ cần có các biện pháp để tăng cường tính hiệu lực và thực thi của hệ thống pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về quyền của các TCTD được phép xử lý tài sản đảm bảo, tạo khung hành lang pháp lý giúp các TCTD được chủ động xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng. Đặc biệt, cần đẩy nhanh
thời gian xét xử của tịa án, bộ phận thi hành án cần tích cực hơn trong việc giúp đỡ các ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm.
Kiến nghị Chính Phủ ban hành các cơ chế đặc thù, cho phép Ngân hàng thương mại được chủ động hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các tài sản đảm bảo nợ vay, nhất là bất động sản nhằm dễ dàng trong việc phát mãi tài sản thu hồi nợ.
Thứ hai, cần có các biện pháp để khôi phục thị trường bất động sản
Hiện nay đa số các khoản vay đều phải có thế chấp, tài sản thế chấp phổ biến nhất chính là bất động sản. Bất động sản hiện nay đang bị “ đóng băng”, giá bất động sản sụt giảm, thị trường trầm lắng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phát mãi bất động sản. Kiến nghị Chính Phủ cần có các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh, mơi giới bất động sản, khuyến khích người dân tham gia thị trường bất động sản. Kiến nghị Chính Phủ đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm tăng nhu cầu văn phòng làm việc, nhà ở cho thuê. Đặc biệt, kiến nghị Chính Phủ xem xét lại các quy hoạch về đơ thị, đưa ra các gói hỗ trợ cho đối tượng có thu nhập thấp nhưng có nhu cầu về nhà ở nhằm kích cầu về bất động sản. Giải pháp cho thị trường bất động sản biện pháp cần thực hiện gấp trước mắt, thị trường bất động sản khôi phục sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp đồng thời giải quyết vấn đề nợ xấu của các ngân hàng.
Thứ ba, phát triển thị trường mua bán nợ, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng và xử lý nợ xấu .
Mua bán nợ được các nước trên thế giới sử dụng rất thành công trong việc xử lý nợ. Trong khi đó, ở Việt Nam biện pháp này được sử dụng cịn khá hạn chê do bất cập về mơi trường pháp lý và thành phần tham gia ít, nguồn lực phát triển cịn chưa có. Để hồn thiện và phát triển thị trường mua bán nợ cần:
- Chính Phủ cần tạo lập và hồn thiện hành lang pháp lý, đưa ra các cơ chế chính sách rõ ràng, cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí xử lý nợ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Chính Phủ cũng cần tạo điều kiện mở
Kiến nghị Ngân hàng nhà nước tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát
dưới nhiều hình thức về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói
Khóa luận tốt nghiệp 99 Học Viện Ngân Hàng
rộng các giao dịch thương phiếu và công cụ thanh toán quốc tế khác để mở rộng phạm vi áp dụng và hiệu quả các giao dịch mua bán nợ.
- Việc xử lý nợ xấu địi hỏi cần có sự tham gia của nhiều tổ chức thuộc các thành phần khác nhau, đặc biệt, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức nước
ngoài tham gia mua bán nợ xấu.
- Nhanh chóng thành lập Cơng ty quản lý tài sản quốc gia. Việc thành lập Công ty quản lý tài sản quốc gia sẽ giúp quản lý tập trung, giải quyết tổng thể và
triệt để các khoản nợ xấu.
Thứ năm, hoàn thiện cơ chế về chứng khốn hóa các khoản nợ
Trước mắt, các bộ ngành có liên quan có thể đưa ra bộ quy chế về chứng khốn hóa tài sản thế chấp trong hoạt động tín dụng. Việc chứng khốn hóa nợ xấu có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Hàn Quốc đó là đấu giá các chứng khoán này trên thị trường quốc tế, điều này vừa giúp thu hút nguồn lực từ bên ngồi, vừa tạo ra tính thanh khoản cao hơn cho các chứng khốn mới phát hành.