Bán các khoản nợ xấu

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 118)

b. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

3.2.2.4 Bán các khoản nợ xấu

Bằng việc tham gia thị trường mua bán nợ, Sacombank có thể xem xét bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các ngân hàng hoặc các chủ thể kinh tế khách theo quy định hiện hành. Việc bán các khoản nợ xấu sẽ giúp Sacombank nhanh chóng xử lý được nợ xấu, thu hồi một phần vốn kinh doanh. Hơn nữa, các chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện việc mua lại các khoản nợ trên thị trường mua bán nợ có sự chun mơn hóa trong nghiệp vụ thu nợ, có ưu thế về thơng tin, quy mơ, quyền hạn.. nên công việc xử lý và thu hồi nợ sẽ có hiệu quả hơn.

Giải pháp bán các khoản nợ xấu được thực hiện rất thành công tại nhiều nước. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng thì việc thực hiện giải pháp bán nợ mới chỉ được thực hiện thí điểm và cũng chỉ dừng lại ở việc bán các khoản nợ xấu được xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng, chưa phải là biện pháp chủ đạo. Nguồn lực tư nhân trong nước không nên trông cậy nhiều mà Sacombank nên hướng tới nguồn lực nước ngồi, trước mắt là các cổ đơng chiến lược hiện tại và các cổ đơng đã thối vốn như ANZ, Dragon Capital. Sacombank cần tính tốn mức giá hợp lý để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tham gia, bán nợ xấu ra nước ngoài vừa để thu hút các nhà đầu tư quan tâm, vừa tận dụng kinh nghiệm xử lý nợ xấu của họ vừa tạo ra nguồn lực để giải quyết nợ xấu. Thị trường Việt Nam còn khá tiềm năng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia nhưng còn e ngại nhiều yếu tố, nếu Sacombank chủ động mời họ, thuyết phục họ, chắc chắn sẽ thu hút được một lượng khơng nhỏ nguồn lực từ nước ngồi.

Ngay từ bây giờ, Sacombank nên bắt đầu xây dựng một quy trình bán nợ cụ thể, nêu rõ đối tượng, điều kiện để được mua bán.

Một phần của tài liệu Nợ xấu tại NHTMCP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 470 (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w