Đánh giá chung tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 37 - 41)

8. Cấu trúc của luận án

1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án

Thơng qua việc hệ thống các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án trên đây cho thấy, trên thế giới đã và đang có nhiều nghiên cứu liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương, đối với trong nước vấn đề này cũng đang làm một đề tài được thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.

1.3.1. Những giá trị có thể tiếp thu

Các cơng trình nghiên cứu đã có những thành cơng:

- Một là, góp phần khẳng định xây dựng thương hiệu không chỉ là hoạt động có ý nghĩa đối với khu vực tư hay đối với các sản phẩm của khu vực tư.

- Hai là, xây dựng thương hiệu quốc gia, xây dựng thương hiệu địa phương còn là vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, địa phương muốn phát triển bền vững. Xây dựng thương hiệu địa phương thực sự cần thiết đối với mỗi quốc gia, là xu hướng tất yếu của thế kỷ 21.

- Ba là, đa dạng trong cách tiếp cận thương hiệu địa phương, từ cách gọi tên đến định nghĩa về thương hiệu địa phương. Điều này đem lại cái nhìn phong phú và khái quát cho vấn đề thương hiệu địa phương.

- Bốn là, qua các nghiên cứu cho thấy, vai trò của nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng thương hiệu địa phương đóng vai trị quyết định cho sự duy trì và phát triển của thương hiệu địa phương một cách có hệ thống, phát huy được thế mạnh tổng hợp liên ngành, liên vùng.

- Bốn là, các nghiên cứu đã đóng góp nhiều gợi ý về phương pháp, quy trình, bài học thực tiễn trong xây dựng thương hiệu địa phương để vừa có thể học hỏi lý luận vừa có thể tham khảo thực hành trên thực tế.

1.3.2. Những vấn đề liên quan đến luận án chưa đề cập

Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến luận án vẫn còn một số nội dung chưa đề cập tới như:

- Một là, hướng tiếp cận thương hiệu địa phương gắn với du lịch quá nhiều. Trong khi một địa phương có rất nhiều sản phẩm có thể làm nên thương hiệu một cách độc lập.

- Hai là, chưa nhiều nghiên cứu làm rõ được vai trò, các hoạt động cụ thể của chính quyền địa phương nói chung và UBND các cấp nói riêng trong q trình xây dựng thương hiệu địa phương.

- Ba là, riêng ở Việt Nam, hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề cập tới chủ thể là UBND cấp tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

- Bốn là, ở Việt Nam, cũng chưa có cơng trình nghiên cứu nào khái qt hiện trạng vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh hiện nay hay của một tỉnh cụ thể nào trong cả nước.

1.3.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết

Với những khoảng trống mà các cơng trình nghiên cứu chưa đề cập tới, luận án sẽ tiếp tục làm rõ những vấn đề sau đây:

- Một là, hệ thống cơ sở lý luận về xây dựng thương hiệu địa phương và xây

dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, trong đó UBND cấp tỉnh đóng vai trị là chủ thể trong q trình này.

- Hai là, làm rõ các hoạt động của chủ thể trong quá trình xây dựng thương hiệu

địa phương cấp tỉnh.

- Ba là, mơ tả, phân tích, đánh giá hiện trạng các hoạt động trong xây dựng

thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay thông qua một số tỉnh/thành phố (gọi chung là tỉnh).

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận án tập trung nghiên cứu tổng quan các cơng trình liên quan đến luận án để xác định tính trung thực cũng như những điểm mới trong kết quả nghiên cứu của luận án. Nội dung của chương trình bày hai vấn đề lớn:

- Một là tổng quan các cơng trình về xây dựng thương hiệu.

- Hai là tổng quan các cơng trình về xây dựng thương hiệu địa phương cấp

tỉnh.

Kết quả nghiên cứu tổng quan cho thấy, dù thuật ngữ “thương hiệu địa phương” mới xuất hiện những năm cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21 nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới đang ngày càng xu hướng tăng lên và sâu sắc hơn.

Các nghiên cứu trên thế giới về xây dựng thương hiệu địa phương khá đa dạng với nhiều thuật ngữ như: “City branding” (thương hiệu thành phố), “Local branding”, “Place branding” (thương hiệu điểm đến) tạo ra sự phong phú trong các khái niệm và hướng tiếp cận về quan niệm “thương hiệu địa phương”.

Các nghiên cứu là cơ sở khoa học để luận án kế thừa và phát triển trong xây dựng hệ thống lý luận về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam từ: khái niệm, yếu tố cấu thành, sự cần thiết, quy trình, yếu tố ảnh hưởng và kinh nghiệm cho Việt Nam.

Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy ở Việt Nam các nghiên cứu cịn khá khiêm tốn và xuất hiện có tính đơn lẻ về xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Đồng thời, chưa có cơng trình nào tập trung vào các hoạt động của cơ quan hành chính, cụ thể là UBND trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

Đây cũng là cơ sở để tác giả xác định các nội dung cơ bản tiếp tục nghiên cứu trong luận án để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đồng thời đóng góp được tính mới có giá trị khoa học và thực tiễn của luận án.

Chương 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)