STT Tỉnh/Thành phố 2015 2016 2017 2018 2019 Sơ bộ 2020 1 Quảng Ninh 434.8 629.9 703.5 783 916.7 622.50 2 Hà Nội 7831.9 8065.3 8465.8 9273.7 10145.8 5082.90 3 Đà Nẵng 1166.4 1461.6 1597.2 1905.6 2133.3 563.8 4 Lâm Đồng 47.2 39.1 44.9 47.3 54.6 10.10 5 Đồng Tháp 27.6 33.1 36.2 39.7 43.7 14.2 6 Vĩnh Long 29.1 36.7 38 40.3 43.5 24.6 Đơn vị : tỉ đồng
(Nguồn: Trang thông tin điện tử Tổng Cục thống kê, Số liệu thống kê Doanh thu du lịch lữ hành theo giá hiện hành phân theo địa phương)
Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu du lịch lữ hành từng năm đều của các tỉnh đều ghi nhận tăng trưởng dương và tương đối tốt ở mỗi năm (chỉ duy nhất Lâm Đồng năm 2016 tăng trưởng âm). Trong số đó có Quảng Ninh, Đồng Tháp, Đà Nẵng tỉ lệ tăng trưởng các năm ổn định. Hà Nội tăng trưởng dương nhưng tỉ lệ còn chưa cao. Lâm Đồng và Vĩnh Long có những năm tăng trưởng rất cao nhưng có năm lại thấp hơn hẳn so với mức tăng trưởng năm trước.
Tỉ lệ tăng trưởng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hàng năm của các tỉnh đều đạt mức dương cũng là minh chứng về việc mức chi tiêu của người dân và khách du lịch địa phương tăng ổn định. Điều này cho thấy nhu cầu và khả năng chi trả tăng cao, là một trong những dấu hiệu của việc phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi tỉnh.
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 so với năm 2015
(Nguồn: tác giả tính tốn từ số liệu thống kê)
Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành của các tỉnh qua các năm đều có tỉ lệ tăng trưởng cao dần đều.
Biểu đồ 3.2. Thu nhập bình quân đầu người một tháng các tỉnh theo giá hiện hành
(Nguồn: tác giả tính tốn từ số liệu thống kê)
Các chỉ số của năm 2020 của hầu hết các tỉnh đều khơng có tăng trưởng dương do chịu sự ảnh hưởng chung của đại dịch toàn cầu bắt đầu từ năm 2020 đến hiện nay. Trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng nặng nề tới sự vận hành của tất cả các tổ chức ở
89.38 36.43 50.23 62.79 49.72 56.56 -10.00 10.00 30.00 50.00 70.00 90.00
Quảng Ninh Hà Nội Đà Nẵng Lâm Đồng Đồng Tháp Vĩnh Long
20162018 Sơ bộ 2019 0 1 2 3 4 5 6 7 Quảng Ninh Hà Nội Đà Nẵng Lâm Đồng Vĩnh Long Đồng Tháp 2016 3.747 4.875 4.441 2.979 2.378 2.691 2018 4.777 6.054 5.506 3.64 3.089 3.499 Sơ bộ 2019 5.198 6.403 6.057 3.929 3.329 3.777
khu vực công và khu vực tư, các tỉnh tuy khơng thể có mức tăng trưởng như kế hoạch thơng thường. Nhưng có thể thấy rằng, tỉnh nào đã có những nền tảng bền vững nhất định trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương thì vẫn có những chỉ số cao hơn so với các tỉnh khác.
Nhìn chung, qua khảo sát 6 tỉnh có các kế hoạch, chương trình, đề án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh đều thấy những thành tựu chung là:
- Về cơ bản đã có những tạo dựng và định vị được hình ảnh của tỉnh mình. Điều này rất có ý nghĩa trong việc gây ấn tượng, thiện cảm đối với các đối tượng mục tiêu từng tỉnh hướng tới.
- Chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là UBND cấp tỉnh đã có những nỗ lực để tạo dựng thương hiệu cho chính mình thơng qua những chỉ số đánh giá cấp tỉnh uy tín, được cơng nhận trong nước và có giá trị đối với các nhà đầu tư.
- Các chỉ số liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội của địa phương tăng trưởng tốt qua các năm cho thấy mối tương quan thuận chiều với các kế hoạch, chương trình, đề án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.
Trong số các tỉnh trên, Quảng Ninh là tỉnh đạt được nhiều bứt phá nổi bật, thậm chí dẫn đầu cả nước trong nhiều năm liên tục. Và đây cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước có chiến lược tổng thể liên quan đến xây dựng thương hiệu cấp tỉnh, thành lập riêng Hội đồng xây dựng thương hiệu Quảng Ninh để chuyên trách về nội dung này. Đồng Tháp là một tỉnh phía Nam của đất nước, trong nhiều năm trước chưa có nhiều thành tựu đáng chú ý. Nhưng trong những năm gần đây, Đồng Tháp cũng là tỉnh được đánh giá rất cao trong các đợt khảo sát đánh giá các chỉ số, điều này cho thấy một trong những yếu tố quan trọng là sự triển khai đồng bộ của UBND cấp tỉnh trong đề án Tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2020. Như vậy có thể khẳng định, các tỉnh có chương trình đề án tổng thể thương hiệu địa phương có những thành tựu cao hơn, các chỉ số phát triển tốt hơn nhìn thấy đồng đều hơn là các tỉnh có riêng lẻ.
3.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được của Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Tháp và Vĩnh Long thì hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh hiện tại vẫn còn một số hạn chế.
Về Xác định mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh: Tuy các tỉnh khảo sát đều xác định mục tiêu trong mỗi chương trình có gắn tới phát triển thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Nhưng không phải tỉnh nào cũng xác định mục tiêu tổng thể trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Điều này dẫn tới khi triển khai các hoạt động trực tiếp hay liên quan đến thương hiệu địa phương cấp tỉnh sẽ khó có tầm nhìn chiến lược, đồng bộ và mang tính ổn định. Đó cũng là một trong nhưng tiền đề cho việc manh mún, lãng phí nguồn lực.
Về Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương
cấp tỉnh: Thực tế, số lượng kế hoạch, chương trình, đề án được ban hành gắn với xây
dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh khơng ít. Tuy nhiên, trong số đó lại khơng nhiều kế hoạch hay đề án có nội dung xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là trọng tâm hoặc nói tới thuật ngữ cụ thể là “thương hiệu địa phương cấp tỉnh”. Điều này cũng tạo ra sự manh mún trong quá trình triển khai cũng như dẫn tới nguồn lực cho vấn đề này không được quan tâm đầu tư đúng mức.
Về Phân công, phối hợp giữa các cơ quan liên quan thực hiện xây dựng thương
hiệu địa phương cấp tỉnh: Chỉ có 2 tỉnh có cơ quan đầu mối rõ ràng về xây dựng
thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Các tỉnh khác đều có sự phân cơng dựa trên các chương trình, kế hoạch cụ thể có liên quan đến cơ quan chuyên môn. Điều này cũng cho thấy khó có sự đảm bảo về hệ thống, thơng suốt trong q trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.
Về Kết nối, huy động các bên liên quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh: qua khảo sát đánh giá, hoạt động này còn chưa hiệu quả khi kết nối,
huy động với những cá nhân, tổ chức uy tín ở địa phương. Điều này sẽ làm lãng phí nguồn lực tại chỗ khi cần sự ủng hộ, đồng thuận và chung sức xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.
Về Truyền thông, quảng bá thương hiệu địa phương cấp tỉnh: Các tỉnh đều có hoạt động này nhưng mức đầu tư, sự sáng tạo, hiệu quả lan tỏa và sự hỗ trợ về truyền thông cho các thương hiệu được công nhận khác nhau. Một số tỉnh vẫn khá hạn chế trong sự đầu tư và cách tiếp cận tới công chúng mục tiêu nên hiệu quả chưa thực sự
tốt. Đánh giá khảo sát về hoạt động Cán bộ, công chức trực tiếp phổ biến, tuyên
truyền chính sách tới người dân là số điểm trung bình thấp nhất.
Về Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh: Nhìn tổng thể thì đây là hoạt động có số điểm đánh giá qua khảo sát không cao nhất so với các hoạt động khác. Trong đó hoạt động Đơn đốc, kiểm tra việc công tác hậu kiểm đối với việc chấp hành quy định của các tổ chức, cá nhân được cấp sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là nhận điểm đánh giá trung bình thấp nhất trong các hoạt động về Đôn đốc, kiểm tra.
Qua khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cho thấy tất cả các yếu tố nêu ra đều được đánh giá có Ảnh hưởng nhiều đến xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, trong đó cũng có những ĐTB và tỉ lệ đánh giá khác nhau.
Bảng 3. 22. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh
S T T CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CẤP TỈNH Đối tượng ĐTB MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG (%) Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng 1
Mục tiêu xây dựng thương hiệu chưa rõ ràng, không phù hợp CBCCVC 2,88 87,5 12,5 0 DN&người dân 2,90 90 10 0 2 Xây dựng kế hoạch, đề án chưa đồng bộ, hợp lý CBCCVC 2,50 50 50 0 DN&người dân 2,90 90 10 0 3
Phân công, phối hợp giữa các cơ quan không tốt
CBCCVC 2,88 87,5 12,5 0
DN&người
dân 2,83 83,3 16,7 0
S T T CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CẤP TỈNH Đối tượng ĐTB MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG (%) Ảnh hưởng nhiều Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
4 Kết nối, huy động các bên
liên quan chưa hiệu quả
DN&người
dân 2,80 80 20 0
5
Truyền thông, quảng bá thương hiệu chưa hiệu quả
CBCCVC 2,88 87,5 12,5 0
DN&người
dân 2,80 80 20 0
6
Hoạt động đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương chưa tốt
CBCCVC 3,0 85,5 14,5 0
DN&người
dân 2,90 90 10 0
7
Năng lực của đội ngũ thực thi còn hạn chế CBCCVC 2,90 90 10 0 DN&người dân 2,90 90 10 0 8 Thiếu kinh phí CBCCVC 2,95 94,6 5,4 0 DN&người dân 2,92 92,3 7,7 0 9 Cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại
CBCCVC 2,88 87,5 12,5 0
DN&người
dân 2,83 83,3 16,7 0
(Nguồn: Tác giả) Hoạt động đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương chưa tốt có ĐTB cao nhất= 3,0 trong mức ảnh hưởng nhiều tới xây dựng thương hiệu
địa phương cấp tỉnh do nhóm CBCCVC đánh giá. Như vậy, chính những người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện những hoạt động liên quan tới xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cũng nhìn nhận hạn chế này. Cũng nhóm khảo sát này đánh giá yếu tố ảnh hưởng có ĐTB cao thứ 2 = 2,95 là Thiếu kinh phí, đây cũng là yếu tố được nhóm khảo sát DN và người dân đánh giá cao nhất về việc yếu tố ảnh hưởng nhiều. Như vậy, có thể thấy rằng các hoạt động, hạng mục cho xây dựng thương hiệu địa phương đã bộc lộ rất rõ những hạn chế dễ dàng nhìn thấy về kinh phí nên các nhóm khảo sát khá đồng nhất về việc đó là yếu tố ảnh hưởng nhiều hàng đầu.
ảnh hưởng nhiều thứ 2 ĐTB= 2,9 trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cho thấy quan điểm, hiệu quả nhìn thấy giữa các nhóm có sự khác biệt. Và đối với nhóm DN và người dân chưa thực sự nhìn thấy yếu tố này đồng bộ, hợp lý. Cùng với ĐTB= 2,9 có mức ảnh hưởng nhiều, nhiều yếu tố khác cũng được nhóm DN và người dân đánh giá ở mức này như: Mục tiêu xây dựng thương hiệu chưa rõ ràng, không
phù hợp, Hoạt động đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương chưa tốt, Năng lực của đội ngũ thực thi cịn hạn chế cho thấy nhóm khảo sát
còn thấy nhiều hạn chế ở nhiều nguyên nhân trong vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Trong đó, trùng quan điểm với nhau, hai nhóm khảo sát đều nhận định Năng lực của đội ngũ thực thi còn hạn chế đều là yếu tố ảnh hưởng nhiều thứ 2 đến quá trình này.
Như vậy, các nhóm khảo sát đánh giá những hạn chế của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh với các yếu tố ảnh hưởng nhiều tới hiệu lực, hiệu quả. Việc chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế cũng rất quan trọng để từ đó có những cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp thực tiễn ở Việt Nam.
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế
Từ các hạn chế thông qua khảo sát, các nguyên nhân được nêu ra như sau:
- Một số tỉnh, chính quyền địa phương chưa thực sự chú trọng đến vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh mang tính chiến lược của tỉnh. Vì vậy, các chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án cịn ban hành và triển khai mang tính lẻ tẻ, khơng liên kết nhiều với các nội dung chiến lược khác. Hoặc vấn đề thương hiệu địa phương chỉ được đề cập đến trong các vấn đề khác như một nội dung nhỏ.
- Nguồn nhân lực thực thi xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh còn yếu và thiếu ở năng lực triển khai dẫn tới từ kế hoạch, chương trình, đề án đề xuất chưa đủ tầm nhìn, tính khả thi, tính hấp dẫn cho các đặc trưng/sản phẩm còn chưa cao, chưa liên kết được các ý tưởng và đặc trưng/sản phẩm với nhau. Năng lực của nguồn nhân lực chưa cao có thể họ khơng có chun mơn, chưa được bồi dưỡng thêm hoặc phải kiêm nhiệm. Theo khảo sát, 34,5% cán bộ, công chức, viên chức cho rằng hoạt
động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh kém hiệu quả do năng lực của đội ngũ thực thi công vụ.
- Thiếu chiến lược tổng thể: Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là vấn đề mới ở Việt Nam, thực tế cho đến nay các tỉnh có những kế hoạch, chương trình, đề án gắn một nội dung trong lĩnh vực quản lý với xây dựng thương hiệu địa phương đã là những tỉnh có chính quyền chủ động đón nhận những xu hướng mới. Vì vậy, hạn chế thiếu chiến lược tổng thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là điều dễ nhận ra và thấy rõ. Cho đến nay, chỉ có tỉnh Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên và duy nhất trong các văn bản có tính pháp lý đề cập trực tiếp tới vấn đề xây dựng thương tỉnh tại Kế hoạch số 3642/KH-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
xây dựng thương hiệu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 – 2020. Tỉnh Lâm Đồng cũng
là tỉnh thứ hai có Đề án mang tính tổng thể cho cả tỉnh, trong đó nội dung gắn rất chặt với xây dựng thương hiệu của tỉnh. Tuy nhiên, tên đề án cũng như trọng tâm mới dừng lại ở phần tạo dựng hình ảnh. Các tỉnh khác, trong các văn bản pháp lý có đề cập đến xây dựng thương hiệu nhưng chủ yếu tập trung vào 1 lĩnh vực cụ thể nào đó như du lịch, nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp…. Vì thiếu chiến lược tổng thể trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh sẽ đưa tới những hạn chế trong quá trình triển khai, nguồn lực triển khai, phối hợp giữa các bên liên quan với nhau. Đồng thời cũng sẽ chưa thuận lợi trong thu hút được sự quan tâm, đồng thuận, tham gia của các bên liên quan để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong xây dựng thương hiệu địa phương. - Thiếu đồng bộ, nhất quán trong triển khai xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Trong 6 tỉnh khảo sát, duy nhất có tỉnh Đồng Tháp với sự đồng bộ trong tạo dựng hình thì có sự đồng bộ trong diện, định vị hình ảnh của tỉnh. Bao gồm từ câu khẩu hiệu, biểu tượng trong từng lĩnh vực xác định xây dựng hình ảnh. Ngay cả trong các sản phẩm, các bộ tài liệu cũng được thiết kế liên quan đến hình ảnh của tỉnh. Còn lại các tỉnh khác như Quảng Ninh cũng mới chỉ dừng câu khẩu hiệu trong một chương trình khởi đầu cho chiến lược xây dựng thương hiệu của tỉnh. Biểu tượng chính thức của Quảng Ninh chưa có. Hà Nội chưa có câu khẩu hiệu chính thức, biểu tượng được dùng như “một thói quen” trong các cơng sở nhưng đến nay khơng có văn bản pháp