Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 97 - 102)

8. Cấu trúc của luận án

3.2.2. Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương

người dân đánh giá ĐTB thấp hơn so với nhóm CBCCVC thì rất có thể kì vọng của họ trong việc xác định mục tiêu cho lĩnh vực này cần tốt hơn nữa.

Hai mục tiêu cịn lại được đánh giá có ĐTB ở mức Tốt là Xác định mục tiêu

tổng thể trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, Xác định mục tiêu với lĩnh vực nông nghiệp trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cũng có thể thấy

sự phù hợp với thực tiễn so với khảo sát. 2 tỉnh Quảng Ninh và Đồng Tháp là hai tỉnh đã xây dựng Chiến lược, kế hoạch về thương hiệu địa phương cấp tỉnh một cách tổng thể và đã có những kết quả rất đáng ghi nhận. Đồng thời, các tỉnh trong phạm vi khảo sát đều có thế mạnh và tiềm năng phát triển nông nghiệp khá mạnh mẽ. Như: Quảng Ninh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Mục tiêu ở mức Khá với ĐTB min = 2,76 là: Xác định mục tiêu với các lĩnh vực

khác như thuỷ sản, dược liệu, làng nghề trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh… cho thấy các nhóm đối tượng chưa nhìn thấy rõ ràng những kết quả đáng ghi

nhận liên quan tới các lĩnh vực đó.

Với kết quả đánh giá được phân tích như trên, có thể thấy xác định mục tiêu là

hoạt động quan trọng đầu tiên để đảm quá trình và kết quả xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh có hiệu quả hay khơng.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương cấp tỉnh phương cấp tỉnh

Nghiên cứu 6 tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long cho thấy cả 6 tỉnh đều đã ban hành những kế hoạch, chương trình, đề án gắn trực tiếp xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh với một/nhiều lĩnh vực hay tổng quát chung cho địa phương. Trong số này, Hà Nội là thành phố có số lượng kế hoạch, chương trình, đề án ban hành có liên quan đến vấn đề này nhiều nhất. Tiếp đến là Lâm Đồng. Đà Nẵng là thành phố có số lượng ban hành ít nhất trong 6 tỉnh

nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng chương trình, kế hoạch, đề án ban hành mới chỉ phản ánh sự quan tâm tới vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương, chưa thể hiện hiệu lực, hiệu quả cả quá trình xây dựng thương hiệu địa phương của mỗi tỉnh. Có thể có tỉnh hướng tới sự tập trung trọng tâm trong xây dựng thương hiệu địa phương của tỉnh mình, có tỉnh muốn mở rộng các lĩnh vực gắn với xây dựng thương hiệu địa phương. Hoặc có tỉnh xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình theo giai đoạn, có tỉnh triển khai theo từng năm. Điều đó cũng dẫn tới số lượng có sự khác biệt nhất định. Số lượng cụ thể qua các năm:

Bảng 3.8. Số lượng các kế hoạch, chương trình, đề án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh từ năm 2015 đến năm 2020

Tỉnh / Thành phố 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Quảng Ninh 2 1 6 6 4 18 Hà Nội 6 11 15 17 13 24 Đà Nẵng 7 4 3 - 3 2 Lâm Đồng 4 7 20 12 9 3 Đồng Tháp 1 4 1 11 9 14 Vĩnh Long 4 12 8 6 4 4 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua số liệu cụ thể có thể thấy số lượng các kế hoạch, chương trình, đề án liên quan tới xây dựng thương hiệu có xu hướng tăng nhiều hơn từ năm 2016 ở tất cả 6 tỉnh. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng từ Nghị quyết số: 142/2016/QH13 Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 đã đề ra nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thêm nhiều sản phẩm đạt thương hiệu sản phẩm cấp quốc gia.” Đây cũng có thể coi là cơ sở pháp lý, cũng là định hướng, động lực cho các tỉnh triển khai các nội dung gắn với thương hiệu địa phương của mình nhiều hơn.

Trong số những chương trình, kế hoạch, đề án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh được ban hành ở mỗi tỉnh, có những nội dung được triển khai giống nhau xuất phát từ chỉ đạo, định hướng phát triển chung của nhà nước. Như:

Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 về Phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020; Chiến lược phát triển kinh tế tập thể; Chiến lược phát triển cơng nghiệp văn hóa theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 về phê duyệt chiến lược phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình khuyến cơng quốc gia đến năm 2020 theo QĐ số 1288/QĐ-TTg ban hành ngày 1 tháng 8 năm 2014… Bên cạnh đó, mỗi UBND tỉnh đã có sự chủ động trong xác định những thế mạnh, tiềm năng phát triển của mình để trọng tâm xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

Bảng 3.9. Kế hoạch, chương trình, đề án gắn xây dựng thương hiệu đặc trưng của tỉnh

Tỉnh / Thành phố

Tên kế hoạch, chương trình, đề án xây dựng thương hiệu đặc trưng của tỉnh

Quảng Ninh

Kế hoạch số 3642/KH-UBND ngày 24/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng thương hiệu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2020 Đề án Tổng thể phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Đề án “Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bái Tử Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”

Kế hoạch 48/KH-UBND về phát triển Thương mại, Dịch vụ gắn với Du lịch Quảng Ninh năm 2020

Hà Nội

Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2016 phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch 180/KH-UBND triển khai “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề” năm 2017 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Kế hoạch 85/KH-UBND về phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2019

Tỉnh / Thành phố

Tên kế hoạch, chương trình, đề án xây dựng thương hiệu đặc trưng của tỉnh

Đà Nẵng

Đề án bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Kế hoạch 2586/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình 37- CTr/TU triển khai chuyên đề “Tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thơng minh”

Lâm Đồng

Đề án thí điểm xây dựng mơ hình du lịch nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (2015)

Kế hoạch 5117/KH-UBND năm 2017 về hành động phát triển và quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” giai đoạn 2017- 2020

Đề án “Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh” giai đoạn 2018-2025

Kế hoạch 8226/KH-UBND năm 2020 về phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030

Đồng Tháp

Đề án tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2020

Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2018 về phát triển chuỗi ngành hàng nông sản chủ lực gắn với truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2018-2020 Vĩnh

Long

Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn gắn sản xuất với liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016-2020

Đề án phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn 2030

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

giá đều ghi nhận ở mức Tốt, có một đánh giá từ phía Doanh nghiệp và người dân là ở mức Khá. Có thể thấy, mức ĐTB dù ở mức Tốt trong phần khảo sát về việc xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương cấp tỉnh không cao, các ĐTB đều chỉ ở ngưỡng nửa dưới của mức Tốt.

Bảng 3.10. Kết quả xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương cấp tỉnh

STT

NỘI DUNG

Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương cấp tỉnh Đối tượng Kết quả thực hiện (%) ĐTB Yếu TB Khá Tốt Rất tốt 1 Chương trình, kế hoạch, đề

án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh theo định hướng phát triển chung của nhà nước.

CBCC VC 0 6,1 45,5 48,5 0 3,42 DN và người dân 0 0 75,0 25,0 0 3,25 2 Chương trình, kế hoạch, đề

án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh theo định hướng đặc trưng riêng của mỗi Tỉnh/Thành phố. CBCC VC 0 3,0 45,5 51,5 0 3,48 DN và người dân 0 6,1 40,8 42,9 0 3,57 (Nguồn: Tác giả)

Được đánh giá cao nhất từ nhóm DN và người dân là Chương trình, kế hoạch,

đề án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh theo định hướng đặc trưng riêng của mỗi Tỉnh/Thành phố với ĐTBmax= 3,57cho thấy sự ghi nhận hiệu quả và

cảm nhận rõ hơn của các chương trình đã được xây dựng có gắn với đặc trưng riêng của địa phương. ĐTBmin= 3,25 được đánh giá thấp nhất cũng từ nhóm DN và người dân, đây là mức đánh giá Khá với nội dung Chương trình, kế hoạch, đề án gắn với

xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh theo định hướng phát triển chung của nhà nước cũng là cơ sở để UBND tỉnh xem xét hiệu lực, hiệu quả của hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)