Các văn bản quy định của Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 85 - 88)

8. Cấu trúc của luận án

3.1. Cơ sở chính trị, pháp lý của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉn hở

3.1.2. Các văn bản quy định của Chính phủ

Với vai trị đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước trong q trình hiện thực hóa định hướng của Đảng, Chính phủ đã có những hành động kịp thời, phù hợp và đa dạng về việc xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương.

- “Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 về việc Phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, Ngành triển khai hướng tới mục đích “Xây dựng và phát triển Thương hiệu Quốc gia là một chương trình xúc tiến thương mại quốc gia dài hạn, nhằm xây dựng, quảng bá nhãn

xứ hàng hoá, được mang biểu trưng của Thương hiệu Quốc gia trên thị trường trong và ngoài nước (dưới đây gọi là Chương trình).” Tiếp sau đó, theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Cơng văn số 9224/VPCP-KTTH ngày 28 tháng 12 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 984/QĐ-BCT ngày 06 tháng 3 năm 2012 về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình Thương hiệu Quốc gia (THQG) từ năm 2012 trở đi. Các chương trình liên quan đến thương hiệu quốc gia được tổ chức thường xuyên, như: Tháng 7 năm 2016, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Cơng Thương đã tổ chức chương trình “Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia với sản phẩm địa phương”. Chương trình là một trong chuỗi những hoạt động nằm trong Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2016. Diễn đàn triển khai 3 nội dung chính: Giới thiệu chương trình Thương hiệu quốc gia và các hoạt động đã thực hiện; Mơ hình xây dựng thương hiệu địa phương, vùng miền liên quan tới xây dựng thương hiệu quốc gia; Vai trị của tài sản trí tuệ trong xây dựng thương hiệu địa phương. Điều này thể hiện mối liên hệ chặt chẽ, tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu địa phương với thương hiệu quốc gia. Rõ ràng, để đảm bảo thương hiệu quốc gia có sản phẩm/dịch vụ đa dạng, mang tính bản sắc thì phải bắt nguồn từ vùng miền, từ mỗi địa phương. Tuy nhiên, với mục đích ban đầu của chương trình Thương hiệu quốc gia thì rõ ràng mới tập trung thương hiệu ở sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) với những giá trị hữu hình là tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, biểu trưng…điều này chưa bao trùm được hết giá trị của thương hiệu theo các cách tiếp cận hiện đại. Vì vậy, Quyết định số 1320/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định Phê duyệt chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát: “Xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.” Với mục tiêu mang hàm ý rộng hơn đã cho thấy thương hiệu quốc gia khơng chỉ là những giá trị hữu hình mà cịn giá trị vơ hình, khơng chỉ là sản phẩm mà cịn có thể là những đặc tính đa dạng hơn, bên cạnh đó cịn có sự kết nối cảm xúc với những công chúng tiếp cận và trải nghiệm cùng thương hiệu quốc gia

đồng với các quan điểm của các nhà nghiên cứu và đánh giá hiện nay trên thế giới hơn. Thương hiệu quốc gia sẽ là động lực cũng như bệ đỡ cho các tỉnh muốn xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Và ngược lại, chính thương hiệu địa phương cấp tỉnh là nhân tố quan trọng làm nên thương hiệu quốc gia.

- Chính phủ ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành để triển khai các vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương như:

+ Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó có nhiệm vụ cụ thể: “Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa; lựa chọn các ngành cơng nghiệp văn hóa có lợi thế của Việt Nam; xác lập thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế;”

+ Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, giao cho Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nhiệm vụ: “Tiếp tục đầu tư đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nơng sản, thủy sản Việt Nam.”

+ Nghị quyết 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, với nhiệm vụ: “Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.”

+ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020 với quan điểm triển khai: “Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nơng thôn theo hướng phát triển nội lực và

gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nơng nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trị kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.”

Cũng như Đảng, từ những định hướng có tính khái qt rồi tới những nghị quyết đề cập cụ thể hơn về xây dựng thương hiệu, Chính phủ đã ban hành những văn bản ngày càng cụ thể hơn, thuận lợi hơn cho xây dựng thương hiệu quốc gia nói chung và thương hiệu địa phương nói riêng. Với các văn bản có tính chỉ đạo điều hành cho thấy Chính phủ đã đánh giá cao ý nghĩa của xây dựng thương hiệu đối với từng ngành, lĩnh vực cũng như địa phương. Đây cũng là khung pháp lý thuận lợi cho các địa phương triển khai xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của mình trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)