Đồng Tháp định vị thương hiệu địa phương thông qua khẩu hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 116)

STT Lĩnh vực Định hướng xây dựng thương hiệu

địa phương thông qua khẩu hiệu

1 Chính quyền Hiểu dân để đồng hành - Gần dân để sẻ chia - Nghe

dân để hành động

2 Du lịch Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn sen

3 Nông nghiệp Giá trị xanh từ những tiềm năng xanh

4 Môi trường đầu tư Tiềm năng của chúng tôi - Cơ hội của bạn

5 Dân cư Tôi người đồng tháp

(Nguồn: Quyết định 78/2016/QĐ-UBND Ban hành đề án tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2020)

Bên cạnh đó, có 4/6 tỉnh có biểu tượng (logo) nhận diện hình ảnh địa phương (Phụ lục 05).

Trong 6 tỉnh khảo sát về nhận diện thương hiệu địa phương cấp tỉnh thông qua khẩu hiệu và biểu tượng thì có thể thấy rõ nhất là tỉnh Đồng Tháp có sự triển khai đồng bộ, nhất quán từ đề án Tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2020.

mà còn làm rất cụ thể đối với các lĩnh vực cần tạo dựng hình ảnh, góp phần làm nên thương hiệu từng nội dung cũng như tổng thể cả tỉnh. Cũng chính Đồng Tháp là tỉnh đã triển khai đồng bộ các nhận diện các hình ảnh nhận diện trên các sản phẩm xuất xứ từ Đồng Tháp, cũng như hệ thống tài liệu văn phòng, hệ thống biển bảng, hệ thống quảng cáo- đối ngoại, hệ thống ứng dụng khác của tỉnh.

- Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nơng thơn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; Nhà nước đóng vai trị kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng. Chương trình này được triển khai qua các năm khơng chỉ góp phần tạo dựng thương hiệu nơng sản cho địa phương mà cịn góp phần làm nên thương hiệu cho mỗi tỉnh. Trong số các tỉnh công bố các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh thì Hà Nội có số lượng sản phẩm cao nhất là 301 sản phẩm, thứ hai là Quảng Ninh 191 sản phẩm. Và Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có 8 sản phẩm đủ tiêu chí đạt tiêu chuẩn 5 sao, các tỉnh khác chưa có sản phẩm được cơng nhận 5 sao. Đà Nẵng chưa công bố và trao quyết định cơng nhận các sản phẩm đạt tiêu chí OCOP cấp tỉnh. Riêng Đà Nẵng có chứng nhận “Danang Value” các năm từ Đề án phát triển thương hiệu cho sản phẩm

công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ưu tiên của thành phố Đà Nẵng nhằm công nhận,

tôn vinh những sản phẩm thương mai mang nét đặc trưng của Đà Nẵng, khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả thương mai của các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch trong và ngoài nước (Phụ lục 06).

3.3.1.2. Về các chỉ số đánh giá chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh

Thương hiệu địa phương cấp tỉnh khơng chỉ được chính quyền cấp tỉnh nói chung và UBND tỉnh nói riêng quan tâm các lĩnh vực trong phạm vi quản lý về kinh tế- xã hội, ngay trong chính hoạt động điều hành, quản lý của cơ quan hành chính cấp tỉnh cũng được tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Ở Việt Nam hiện nay, hàng năm có khá nhiều các chỉ số để đánh giá mức độ hoạt động liên quan đến khu vực

công ở địa phương dành cho cấp Tỉnh như: Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI), Chỉ số hài lịng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông Việt Nam (Viet Nam ICT Index); Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI 2018), Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index)…. Trong các bộ chỉ số trên, có các chỉ số được đánh giá trong một quá trình lâu dài về thời gian cũng như trên phạm vi 63 tỉnh trong cả nước cũng được cho là những thước đo thành tựu của mỗi tỉnh trong nỗ lực xây dựng thương hiệu địa phương

cấp tỉnh. Như: Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI:

Provincial Competitiveness Index) được đánh giá liên tục từ năm 2005, chỉ số đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của của chính quyền các tỉnh, thành phố tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Có thể nhận thấy sự thay đổi tích cực qua các năm về chỉ số PCI của 6 tỉnh trên, đặc biệt là ở tỉnh Quảng Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Điều này cũng cho thấy một sự tương quan nhất định trong cùng khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay, 3 tỉnh trên là ba tỉnh có những kế hoạch liên quan trực tiếp tới xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh một cách tổng thể. Những kế hoạch, đề án mang tính tổng thể đã góp phần vào những chuyển biến tích cực trong q trình thực thi công vụ của UBND cấp tỉnh. Bảng 3. 19. Xếp hạng chỉ số PCI các tỉnh STT Tỉnh/Thành phố Xếp hạng trong cả nước 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Quảng Ninh 3 2 1 1 1 1 2 Hà Nội 23 14 13 9 9 9 3 Đà Nẵng 1 1 2 5 5 5 4 Lâm Đồng 21 27 22 27 22 23 5 Đồng Tháp 2 3 3 2 2 2 6 Vĩnh Long 19 6 6 8 3 6

Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC) được Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án "Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" với mục tiêu chung: “Xác định Chỉ số CCHC để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khác quan, công bằng kết quả CCHC hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011- 2020”. Bảng xếp hạng chỉ số trong các năm từ 2015 đến 2020 cho thấy 2 tỉnh có thứ hạng cao nhất trong cả nước là Quảng Ninh và Đà Nẵng. Đặc biệt, Quảng Ninh là tỉnh lần thứ 4 liên tiếp đứng ở vị trí thứ nhất trong chỉ số này. Hà Nội và Đồng Tháp cũng là các tỉnh có xếp hạng cao thường xuyên trong 63 tỉnh/thành phố.

Bảng 3. 20. Xếp hạng chỉ số PAR index các tỉnh STT Tỉnh/ STT Tỉnh/ Thành phố 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Quảng Ninh 6 6 1 1 1 1 2 Hà Nội 9 3 2 2 2 8 3 Đà Nẵng 1 1 4 4 6 6 4 Lâm Đồng 26 48 48 47 39 32 5 Đồng Tháp 8 7 14 3 3 5 6 Vĩnh Long 19 34 44 51 62 58

(Nguồn: Báo cáo PAR index)

Có thể thấy, thơng qua những bộ chỉ số này chính các tỉnh cũng có cơ hội nhìn nhận, tự đánh giá lại những đường lối, chính sách và thực thi của mình trong tổng thể lĩnh vực mình quản lý.

3.3.1.3. Các chỉ số liên quan tới phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương

Mục tiêu quan trọng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đem lại sự phát triển bền vững cho từng địa phương. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cần thiết phải quan

những năm gần đầy, đặc biệt trong 6 tỉnh khảo sát của luận án đều quan tâm chú trọng đến phát triển Du lịch, đều có những định hướng nhất định hướng tới tạo dựng thương hiệu du lịch của tỉnh mình. Số liệu tăng trưởng doanh thu du lịch lữ hành qua các năm của các tỉnh cũng làm một trong những thước đo ghi nhận nỗ lực của UBND tỉnh trong quá trình này.

Bảng 3. 21. Doanh thu du lịch lữ hành các năm STT Tỉnh/Thành STT Tỉnh/Thành phố 2015 2016 2017 2018 2019 Sơ bộ 2020 1 Quảng Ninh 434.8 629.9 703.5 783 916.7 622.50 2 Hà Nội 7831.9 8065.3 8465.8 9273.7 10145.8 5082.90 3 Đà Nẵng 1166.4 1461.6 1597.2 1905.6 2133.3 563.8 4 Lâm Đồng 47.2 39.1 44.9 47.3 54.6 10.10 5 Đồng Tháp 27.6 33.1 36.2 39.7 43.7 14.2 6 Vĩnh Long 29.1 36.7 38 40.3 43.5 24.6 Đơn vị : tỉ đồng

(Nguồn: Trang thông tin điện tử Tổng Cục thống kê, Số liệu thống kê Doanh thu du lịch lữ hành theo giá hiện hành phân theo địa phương)

Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu du lịch lữ hành từng năm đều của các tỉnh đều ghi nhận tăng trưởng dương và tương đối tốt ở mỗi năm (chỉ duy nhất Lâm Đồng năm 2016 tăng trưởng âm). Trong số đó có Quảng Ninh, Đồng Tháp, Đà Nẵng tỉ lệ tăng trưởng các năm ổn định. Hà Nội tăng trưởng dương nhưng tỉ lệ còn chưa cao. Lâm Đồng và Vĩnh Long có những năm tăng trưởng rất cao nhưng có năm lại thấp hơn hẳn so với mức tăng trưởng năm trước.

Tỉ lệ tăng trưởng Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hàng năm của các tỉnh đều đạt mức dương cũng là minh chứng về việc mức chi tiêu của người dân và khách du lịch địa phương tăng ổn định. Điều này cho thấy nhu cầu và khả năng chi trả tăng cao, là một trong những dấu hiệu của việc phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi tỉnh.

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 so với năm 2015

(Nguồn: tác giả tính tốn từ số liệu thống kê)

Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành của các tỉnh qua các năm đều có tỉ lệ tăng trưởng cao dần đều.

Biểu đồ 3.2. Thu nhập bình quân đầu người một tháng các tỉnh theo giá hiện hành

(Nguồn: tác giả tính tốn từ số liệu thống kê)

Các chỉ số của năm 2020 của hầu hết các tỉnh đều khơng có tăng trưởng dương do chịu sự ảnh hưởng chung của đại dịch toàn cầu bắt đầu từ năm 2020 đến hiện nay. Trong bối cảnh đại dịch ảnh hưởng nặng nề tới sự vận hành của tất cả các tổ chức ở

89.38 36.43 50.23 62.79 49.72 56.56 -10.00 10.00 30.00 50.00 70.00 90.00

Quảng Ninh Hà Nội Đà Nẵng Lâm Đồng Đồng Tháp Vĩnh Long

20162018 Sơ bộ 2019 0 1 2 3 4 5 6 7 Quảng Ninh Hà Nội Đà Nẵng Lâm Đồng Vĩnh Long Đồng Tháp 2016 3.747 4.875 4.441 2.979 2.378 2.691 2018 4.777 6.054 5.506 3.64 3.089 3.499 Sơ bộ 2019 5.198 6.403 6.057 3.929 3.329 3.777

khu vực công và khu vực tư, các tỉnh tuy khơng thể có mức tăng trưởng như kế hoạch thơng thường. Nhưng có thể thấy rằng, tỉnh nào đã có những nền tảng bền vững nhất định trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương thì vẫn có những chỉ số cao hơn so với các tỉnh khác.

Nhìn chung, qua khảo sát 6 tỉnh có các kế hoạch, chương trình, đề án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh đều thấy những thành tựu chung là:

- Về cơ bản đã có những tạo dựng và định vị được hình ảnh của tỉnh mình. Điều này rất có ý nghĩa trong việc gây ấn tượng, thiện cảm đối với các đối tượng mục tiêu từng tỉnh hướng tới.

- Chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là UBND cấp tỉnh đã có những nỗ lực để tạo dựng thương hiệu cho chính mình thơng qua những chỉ số đánh giá cấp tỉnh uy tín, được cơng nhận trong nước và có giá trị đối với các nhà đầu tư.

- Các chỉ số liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội của địa phương tăng trưởng tốt qua các năm cho thấy mối tương quan thuận chiều với các kế hoạch, chương trình, đề án gắn với xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

Trong số các tỉnh trên, Quảng Ninh là tỉnh đạt được nhiều bứt phá nổi bật, thậm chí dẫn đầu cả nước trong nhiều năm liên tục. Và đây cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước có chiến lược tổng thể liên quan đến xây dựng thương hiệu cấp tỉnh, thành lập riêng Hội đồng xây dựng thương hiệu Quảng Ninh để chuyên trách về nội dung này. Đồng Tháp là một tỉnh phía Nam của đất nước, trong nhiều năm trước chưa có nhiều thành tựu đáng chú ý. Nhưng trong những năm gần đây, Đồng Tháp cũng là tỉnh được đánh giá rất cao trong các đợt khảo sát đánh giá các chỉ số, điều này cho thấy một trong những yếu tố quan trọng là sự triển khai đồng bộ của UBND cấp tỉnh trong đề án Tạo dựng hình ảnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2020. Như vậy có thể khẳng định, các tỉnh có chương trình đề án tổng thể thương hiệu địa phương có những thành tựu cao hơn, các chỉ số phát triển tốt hơn nhìn thấy đồng đều hơn là các tỉnh có riêng lẻ.

3.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được của Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Tháp và Vĩnh Long thì hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh hiện tại vẫn còn một số hạn chế.

Về Xác định mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh: Tuy các tỉnh khảo sát đều xác định mục tiêu trong mỗi chương trình có gắn tới phát triển thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Nhưng không phải tỉnh nào cũng xác định mục tiêu tổng thể trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Điều này dẫn tới khi triển khai các hoạt động trực tiếp hay liên quan đến thương hiệu địa phương cấp tỉnh sẽ khó có tầm nhìn chiến lược, đồng bộ và mang tính ổn định. Đó cũng là một trong nhưng tiền đề cho việc manh mún, lãng phí nguồn lực.

Về Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương hiệu địa phương

cấp tỉnh: Thực tế, số lượng kế hoạch, chương trình, đề án được ban hành gắn với xây

dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh khơng ít. Tuy nhiên, trong số đó lại khơng nhiều kế hoạch hay đề án có nội dung xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là trọng tâm hoặc nói tới thuật ngữ cụ thể là “thương hiệu địa phương cấp tỉnh”. Điều này cũng tạo ra sự manh mún trong quá trình triển khai cũng như dẫn tới nguồn lực cho vấn đề này không được quan tâm đầu tư đúng mức.

Về Phân công, phối hợp giữa các cơ quan liên quan thực hiện xây dựng thương

hiệu địa phương cấp tỉnh: Chỉ có 2 tỉnh có cơ quan đầu mối rõ ràng về xây dựng

thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Các tỉnh khác đều có sự phân cơng dựa trên các chương trình, kế hoạch cụ thể có liên quan đến cơ quan chuyên mơn. Điều này cũng cho thấy khó có sự đảm bảo về hệ thống, thơng suốt trong q trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

Về Kết nối, huy động các bên liên quan thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh: qua khảo sát đánh giá, hoạt động này còn chưa hiệu quả khi kết nối,

huy động với những cá nhân, tổ chức uy tín ở địa phương. Điều này sẽ làm lãng phí nguồn lực tại chỗ khi cần sự ủng hộ, đồng thuận và chung sức xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

Về Truyền thông, quảng bá thương hiệu địa phương cấp tỉnh: Các tỉnh đều có hoạt động này nhưng mức đầu tư, sự sáng tạo, hiệu quả lan tỏa và sự hỗ trợ về truyền thông cho các thương hiệu được công nhận khác nhau. Một số tỉnh vẫn khá hạn chế trong sự đầu tư và cách tiếp cận tới công chúng mục tiêu nên hiệu quả chưa thực sự

tốt. Đánh giá khảo sát về hoạt động Cán bộ, công chức trực tiếp phổ biến, tuyên

truyền chính sách tới người dân là số điểm trung bình thấp nhất.

Về Đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh: Nhìn tổng thể thì đây là hoạt động có số điểm đánh giá qua khảo sát không cao nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)