8. Cấu trúc của luận án
4.2. Một số giải pháp thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉn hở
4.2.3. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho xây dựng thương hiệu địa phương cấp
cấp tỉnh
- Mục tiêu của giải pháp: Khảo sát ở 3.3.2. Hạn chế cho thấy Thiếu kinh phí
là ngun nhân có tính ảnh hưởng cao nhất (với hai nhóm đối tượng đánh giá đều trên 92%) tới xây dựng thương hiệu địa phương. Điều này cho thấy sự đầu tư về nguồn lực vật chất cho vấn đề này cịn rất khiêm tốn. Xây dựng thương hiệu nói chung hay xây dựng thương hiệu địa phương nói riêng khơng chỉ dựa trên giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ, nguồn tài ngun sẵn có mà cịn cần rất nhiều yếu tố khác để những giá trị đó trở thành thương hiệu, thương hiệu được cơng nhận, được lan tỏa và phát triển. Vì vậy, quá trình xây dựng thương hiệu địa phương đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả thì cần có sự đầu tư phù hợp, tương xứng với những mục tiêu đặt ra. Tùy vào định hướng của mỗi tỉnh về xây dựng thương hiệu địap hương thì nguồn lực đầu tư sẽ có những hạng mục trọng tâm khác nhau. Về cơ bản, nguồn lực đầu tư bao gồm từ nhân lực thực thi, nguồn tài chính, cơng nghệ, kỹ thuật… Mục tiêu của giải pháp hướng tới việc xác định, thúc đẩy hơn nữa cũng như mở rộng hơn nữa các nguồn lực trọng điểm để xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh có thể đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả.
- Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp có hiệu cần đảm bảo các điều kiện sau:
+ UBND cấp tỉnh cần xác định được trọng tâm các giá trị muốn tạo dựng thương hiệu theo những giai đoạn nhất định để đầu tư hướng đích.
+ UBND cấp tỉnh cần xác định được cụ thể, chính xác các nguồn lực hiện có để sử dụng tối ưu, không bị bỏ quên, lãng phí.
+ UBND cấp tỉnh cần xác định khoa học, hợp lý, cụ thể các nguồn lực cần thiết để đầu tư tương ứng với mục tiêu xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong những giai đoạn cụ thể.
+ Đẩy mạnh sự hợp tác, thu hút đầu tư của các bên liên quan vào những giá trị trọng tâm muốn xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.
- Nội dung thực hiện giải pháp
+ Về số lượng nhân lực thực thi: Xác định số lượng nhân lực phụ trách lĩnh vực xây dựng thương hiệu và tăng cường số lượng thực thi xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh để đảm bảo có đủ nguồn nhân lực phụ trách hoạt động này tại các cấp ở địa phương. Thực tế hiện nay khơng có nhân lực chun trách cho việc xây dựng thương hiệu tại các cơ quan hành chính nhà nước. Trong bối cảnh chính sách tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy được triển khai mạnh hiện nay thì việc có thêm biên chế cho một vị trí việc làm cịn nhiều tính mới khơng dễ thực hiện. Vì vậy, có thể với một số vị trí việc làm phụ trách các nội dung về truyền thông hoặc quan hệ cơng chúng thì có thể bổ sung thêm các nhiệm vụ về xây dựng thương hiệu. Hoặc trong mơ tả cơng việc của chính những người quản lý cũng cần có nhiệm vụ liên quan đến xây dựng thương hiệu lĩnh vực mình phụ trách để đảm bảo số lượng nhân lực phụ trách và thực thi xây dựng thương hiệu địa phương được chính thức.
+ Nguồn tài chính đầu tư cho xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh cần được đưa vào dự toán ngân sách chi cấp tỉnh trong hạng mục chi đầu tư phát triển. Thực tiễn, vẫn có thể có các khoản chi trong hạng mục đầu tư phát triển có liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương nhưng thường sẽ là bên trong những nội dung rộng hơn, được nêu các nội dung đan xen, không rõ nét hay không được ghi rõ ràng là dành cho xây dựng thương hiệu địa phương lĩnh vực cụ thể nào. Vì vậy, nếu dự tốn ngân sách cấp tỉnh trong hạng mục chi đầu tư phát triển có những nội dung ghi rõ ràng cho xây dựng thương hiệu địa phương sẽ là cơ sở quan trọng để đảm bảo có nguồn tài chính đồng thời đó cũng là cơ sở pháp lý để việc chi không bị lẫn lộn hoặc không được chi đúng đủ cho quá trình xây dựng thương
+ Hỗ trợ các nghiên cứu, ứng dụng về kỹ thuật để các sản phẩm, dịch vụ, giá trị được xác định xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ngày càng nâng cao về chất lượng, hình thức nhằm gia tăng sự thu hút có tính bền vững từ các nhà đầu tư, khách hàng.
+ Đẩy mạnh quản trị điện tử trong khu vực công tại mỗi tỉnh. Mục tiêu của việc nâng cao hiệu quả quản trị điện tử trong khu vực công ở địa phương trước hết là đem lại sự tổng hợp và thông suốt về dữ liệu trong hệ thống quản lý ở địa phương. Từ đó đảm bảo nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với nhau, giữa các cấp quản lý hành chính, giữa nhà nước với người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư…Việc chia sẻ dữ liệu hiệu quả rất có ý nghĩa khi thơng tin được nhận một cách chính thức, minh bạch, cơng khai, nhanh chóng. Đảm bảo được sự phân cấp khi chia sẻ thông tin cũng là đảm bảo về an tồn trong mơi trường mạng, củng cố niềm tin của người sử dụng dịch vụ điện tử trong khu vực cơng. Trên những lợi ích đó dẫn tới tăng cường giao tiếp của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư với UBND các cấp trên môi trường mạng đồng thời giảm nguy cơ tham nhũng vì hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa người quản lý và người bị quản lý trong những trường hợp không cần thiết. Điều này góp phần tăng uy tín, minh bạch, hiệu quả làm việc. Từ đó tạo ra thương hiệu cho chính chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương. Nâng cao hiệu quả quản trị điện tử cũng khơng nằm ngồi mục đích lan tỏa nhanh, rộng các thành tựu nổi bật, thương hiệu mạnh của tỉnh để tăng tương tác, sức hút, niềm tin của địa phương tới các công chúng mục tiêu của mỗi địa phương.
4.2.4. Thúc đẩy sự hợp tác, đồng thuận từ các bên liên quan trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh
- Mục tiêu của giải pháp: Với xu thế phát triển như hiện nay, không một
quốc gia nào, một doanh nghiệp nào hay thậm chí một cá nhân nào có thể phát triển mà thiếu sự hợp tác với các bên liên quan. Vì vậy, hợp tác với các bên liên quan trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là sự tất yếu cần thiết để UBND tỉnh gia tăng sức lực và trí lực đảm bảo cho những mục tiêu đạt được hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, sự đồng thuận đóng vai trị cũng rất quan
hộ của các bên liên quan trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh thì dù UBND có quyết tâm thực hiện sẽ khơng thuận lợi để triển khai, để đạt mục tiêu như mong muốn. Vì vậy, thúc đẩy sự hợp tác, đồng thuận từ các bên liên quan trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh để hướng tới khai thác sức mạnh của cộng đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp, chuyên gia, người dân…từ nguồn vật lực, nhân lực, tri thức, kinh nghiệm để hướng tới mục tiêu chung trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.
- Điều kiện thực hiện giải pháp:
+ Một là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh cần có tư duy dân chủ, thực sự đi đầu trong thực hiện dân chủ ở địa phương;
+ Hai là, có các hoạt động, nội dung khuyến khích sự dân chủ, tự chủ, thúc đẩy niềm tự của người dân trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.
+ Đảm bảo hệ thống cơ sở pháp lý cho việc triển khai, phát triển quản trị điện tử trong khu vực công ở địa phương dựa trên hệ thống thể chế của trung ương trong lĩnh vực này.
+ Đảm bảo cơ sở hạ tầng, nguồn lực cho phát triển ứng dụng công nghệ thông tin địa phương.
- Nội dung thực hiện giải pháp
+ Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về việc được khuyến khích, tạo điều kiện trong góp phần xây dựng thương hiệu địa phương của tỉnh. Phương thức truyền thông cần đa dạng, phù hợp với các đối tượng tiếp nhận thông tin để đạt đúng mục đích của nâng cao nhận thức về dân chủ. Ngồi những hình thức chính luận, có thể tăng hấp dẫn và ấn tượng hơn bằng cách lồng nội dung truyền thơng với các loại hình nghệ thuật, tổ chức cuộc thi về sản phẩm thương hiệu. Các kênh truyền tải thông tin cũng cần phong phú từ kênh truyền thống như gặp trực tiếp, tiếp công dân, dán thông tin tới các kênh hiện đại như: các trang web chính thức, các tài khoản của những người uy tín, có ảnh hưởng tới xã hội,….
+ Tạo cơ chế huy động, chia sẻ lợi ích nhằm gia tăng sự thu hút, hấp dẫn với các bên liên quan để họ đầu tư nguồn lực vào các dự án, chương trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Trong những năm gần đây, các địa phương đã có
nhiều kinh nghiệm cũng như thành công trong việc thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nhiều ngành lĩnh vực là thế mạnh của địa phương. Đây là một thuận lợi để UBND tỉnh tiếp tục tạo ra các cơ chế huy động, chia sẻ lợi ích để đẩy mạnh hơn nữa sự quan tâm, đầu tư của các bên liên quan trong xây dựng thương hiệu địa phương. Các cơ chế có thể sử dụng tiếp tục như: giảm thuế, phí, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hợp tác công tư, hỗ trợ đầu ra,…. Những chia sẻ lợi ích hài hịa cho các bên vừa đem lại cơ hội tận dụng tối ưu nguồn lực cũng như tạo động lực cho nhau trong q trình hợp tác. Từ những lợi ích được chia sẻ, có lợi cho các bên cũng làm một kênh tạo ra sự thu hút hấp dẫn cho các bên liên quan khác chủ động tìm đến, hỗ trợ, chia sẻ, cùng tạo dựng thương hiệu địa phương với UBND tỉnh.
+ Đẩy mạnh công tác dân chủ góp phần gia tăng tương tác giữa chính quyền với người dân để người dân thực sự cảm thấy vị thế, vai trị của mình đối với sự phát triển của địa phương; tạo dựng được mối thiện cảm, ủng hộ của người dân khi các thông tin, hoạt động được chia sẻ mang tính chất dân chủ; thể hiện được sự dân chủ trong công tác quản lý của địa phương với người dân là cơ hội giữ vững niềm tin của người dân đối với cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời lan tỏa giá trị hợp tác, chung tay giữa cơ quan nhà nước và người dân trong quá trình cùng tạo dựng phát triển kinh tế- xã hội địa phương vững mạnh.
+ Thiết lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thuận lợi trong việc chia sẻ ý kiến, phản hồi hay góp ý với cơ quan có thẩm quyền từ các bên liên quan trong vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Từ các kênh truyền thống như: hòm thư góp ý, trao đổi trực tiếp; tới các kênh hiện đại như: lập nhóm trên ứng dụng, tạo các diễn đàn chia sẻ thông tin…
+ Ghi nhận xứng đáng những ý tưởng, đóng góp của những cá nhân, tổ chức góp phần tạo dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh để làm động lực cho chính họ cũng như những cá nhân, tổ chức khác.
+ Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong triển khai tiếp nhận và xử lý các hỏi đáp, góp ý, khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo của người dân, tổ chức đối với các dịch vụ công trực tuyến. Một trong những nguyên nhân khiến tương tác giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư…trên mơi trường mạng
cịn hạn chế là cảm giác thơng tin tiếp nhận mang tính đơn phương, khơng có sự trao đổi. Khi người dân, tổ chức có những câu hỏi cần giải đáp thì phải tìm kiếm trong mục câu hỏi thường thấy rất nhiều và khuôn mẫu. Hoặc khi có vấn đề cần góp ý, khiếu nại gửi đi thì phản hồi rất chậm. Vì vậy, cần thiết phải ứng dụng trí tuệ nhận tạo trong triển khai tiếp nhận và xử lý các hỏi đáp, góp ý, khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo để có được các phản hồi nhanh chóng, phù hợp đối tượng và nội dung gửi đến. Người hỏi có thể khơng cần tra cứu các câu hỏi thông thường, chỉ cần đọc câu hỏi hoặc đưa ra vài từ khóa, trí tuệ nhân tạo có thể trả lời đúng hoặc gần với đáp án cần có được điều chỉnh sát với thơng tin được hỏi. Thậm chí, có khiếu nại, tố cáo gửi đến, trí tuệ nhân tạo có thể tự trả lời thông tin đã phù hợp/hợp pháp chưa hay thiếu những nội dung nào, bao giờ có thể phản hồi chính thức…. Việc ứng dụng này sẽ giúp tăng tương tác, đồng thời loại bớt những nội dung không cần thiết phải trực tiếp các cán bộ chuyên môn trả lời, tiết kiệm được thời gian và nguồn lực của công chức.