8. Cấu trúc của luận án
3.1. Cơ sở chính trị, pháp lý của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉn hở
3.1.3. Thực tiễn xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong cả nước
Xây dựng thương hiệu địa phương được đánh giá là vấn đề cịn mới trong khu vực cơng ở Việt Nam, tuy nhiên, qua thống kê dữ liệu cho thấy thực tế các tỉnh trong cả nước đã đánh giá cao vai trò của thương hiệu/xây dựng thương hiệu đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi tỉnh.
Bảng 3.1. Số liệu các tỉnh có chỉ đạo, triển khai về xây dựng thương hiệu cấp tỉnh từ năm 2015 đến năm 2020
STT Nội dung Số tỉnh
1 Vấn đề thương hiệu/xây dựng thương hiệu của tỉnh được đề cập
đến trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. 63
2 UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp, hợp
STT Nội dung Số tỉnh
3 UBND tỉnh xác định cụ thể đặc tính/sản phẩm/dịch vụ chủ lực xây
dựng thương hiệu. 41
4 UBND tỉnh ban hành kế hoạch/chương trình/đề án liên quan đến
xây dựng thương hiệu. 26
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật trên trang http://vbpl.vn/pages/portal.aspx và Thư viện pháp luật trên trang https://thuvienphapluat.vn/ truy cập ngày 1.12.2020)
Từ số liệu trên cho thấy, chính quyền 63/63 tỉnh/ thành phố trong cả nước đã đề cập tới vấn đề xây dựng thương hiệu vào trong các văn bản chỉ đạo, điều hành cấp tỉnh từ những Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đến các Quyết định, Chỉ thị, đề án, chương trình.. của UBND tỉnh. Như vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu đã được chính quyền cấp tỉnh trong cả nước đánh giá có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Các văn bản chỉ đạo, điều hành được ban hành đề cập tới vấn đề xây dựng thương hiệu chủ yếu được ban hành trong khoảng các năm từ 2015 đến nay. Điều này cũng cho thấy các chính quyền cấp tỉnh đã đón bắt xu hướng phát triển bền vững trên thế giới. Đồng thời 63/63 tỉnh trong cả nước đều có chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng, quảng bá thương hiệu. Trên cơ sở từ những Nghị quyết của các Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp/cơng nghiệp/hỗ trợ phát triển doanh nghiệp…tùy vào thế mạnh được xác định của từng tỉnh, UBND mỗi tỉnh ban hành các quyết định Quy định chính sách khuyến cơng/khuyến nơng trên địa bàn tỉnh hay các Quy định chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh và các văn bản liên quan khác… Bên cạnh những hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục cịn có hỗ trợ về kinh phí xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu. Như vậy, chính quyền địa phương cấp tỉnh, không chỉ nhận thức hay đánh giá được ý nghĩa của xây dựng thương hiệu mà còn đóng vai trị chủ đạo trong các hoạt động xây dựng thương hiệu cấp tỉnh ở phạm vi toàn diện và thống nhất.
41/63 tỉnh (65% các tỉnh trong cả nước) không chỉ đề cập khái quát tới vấn đề xây dựng thương hiệu trong các Nghị quyết, quyết định của chính quyền địa phương mà cịn xác định xây dựng thương hiệu rất cụ thể đối với lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ.
Bảng 3.2.Thống kê nội dung chủ yếu các tỉnh tập trung xây dựng thương hiệu cấp tỉnh từ năm 2015 đến năm 2020
STT Nội dung Cụ thể
1
Lĩnh vực được xác định chủ yếu trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong cả nước
Nông nghiệp; Du lịch;
2
Các sản phẩm được xác định chủ yếu trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong cả nước
- Nông nghiệp: Lúa gạo, cây ăn quả, rau, chè, hoa, cây dược liệu... - Du lịch: Du lịch biển, nghỉ dưỡng, di sản...
- Làng nghề: Gốm, mộc….
3
Một số nội dung mới được xác định trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh trong cả nước
- Đô thị thông minh;
- Chính quyền thân thiện/năng động.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật trên trang http://vbpl.vn/pages/portal.aspx và Thư viện pháp luật trên trang https://thuvienphapluat.vn/ truy cập ngày 1.12.2020)
Việc tập trung xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nơng nghiệp, du lịch của các tỉnh hồn tồn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong định hướng phát triển bền vững của đất nước. Báo cáo của 61 tỉnh, thành phố, đến nay đã phê duyệt đề án, kế hoạch, tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hóa OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đến hết năm 2020 là 3.843 sản phẩm, vượt gần 1,6 lần so với mục tiêu 2.400 sản phẩm. Trong đó, thực phẩm có 2.218 sản phẩm, nhóm Đồ uống có 397 sản phẩm, nhóm Thảo dược có 264 sản phẩm, nhóm Vải may mặc 100 sản phẩm, nhóm Lưu niệm, nội thất trang trí có 666 sản phẩm và nhóm Dịch vụ, du lịch và bán hàng có 198 sản phẩm. Đã có 19 tỉnh đánh giá, phân hạng và có Quyết định cơng nhận cho 900 sản phẩm OCOP, đạt 33,16% so với kế hoạch 2.400 sản
phẩm, của 583 chủ thể tham gia Chương trình OCOP, trong đó có 16 sản phẩm đề xuất 5 sao, 275 sản phẩm đạt 4 sao va 585 sản phẩm đạt 3 sao. Các địa phương sau khi cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đã nghiêm túc thực hiện việc cấp quyền sử dụng, quản lý nhãn hiệu OCOP, dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP. [106] Điều này cho thấy, quá trình xây dựng thương hiệu địa phương trên những sản phẩm chủ lực của Việt Nam đang được thực hiện một cách có hệ thống, chuyên nghiệp.
26/63 tỉnh (38% các tỉnh trong cả nước) đã ban hành và triển khai kế hoạch/chương trình/đề án liên quan đến xây dựng thương hiệu. Điều này cho thấy, mức độ quan tâm, đầu tư nguồn lực vào vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương ở mỗi tỉnh là khác nhau. Thống kê các tỉnh có các kế hoạch/chương trình/đề án liên quan đến xây dựng thương hiệu đều có những đặc điểm chung khá tích cực như: các chỉ số đánh giá uy tín như PCI, Sipas, Papi,…đều gia tăng qua các năm, đồng thời kinh tế- xã hội của các địa phương đó cũng có mức tăng trưởng dần đều. Như vậy, trong nhiều yếu tố tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế- xã hội một tỉnh thì xây dựng thương hiệu địa phương cũng là yếu tố cùng chiều với sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi tỉnh. Hiện nay, một số tỉnh đã xây dựng những khẩu hiệu chính thức cho tỉnh mình như một dấu hiệu nhận diện thương hiệu của tỉnh, có những khẩu hiệu thể hiện nhận diện định vị chung cho cả tỉnh, có khẩu hiệu dùng riêng cho du lịch để quảng bá hình ảnh địa phương:
Bảng 3.3. Một số tỉnh xây dựng thương hiệu địa phương thông qua khẩu hiệu STT Tỉnh/ Thành
phố
Định hướng xây dựng thương hiệu địa phương thông qua khẩu hiệu
1. Quảng Ninh Nụ cười Hạ Long
2. Hà Nội Thành phố vì hịa bình (UNESCO trao tặng danh hiệu)
3. Tuyên Quang Nơi vẻ đẹp hội tụ (khẩu hiệu cho du lịch)
4. Đà Nẵng Thành phố diệu kỳ (khẩu hiệu cho du lịch)
5. Thừa Thiên Huế Huế - Kinh đô xưa trải nghiệm mới (khẩu hiệu cho du
STT Tỉnh/ Thành phố
Định hướng xây dựng thương hiệu địa phương thông qua khẩu hiệu
6. Khánh Hòa Nha Trang - Khánh Hòa: Thiên đường biển đảo (khẩu
hiệu cho du lịch)
7. Thành phố Hồ
Chí Minh
Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình
8. Lâm Đồng Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành
9. Gia Lai Trải nghiệm và chia sẻ (khẩu hiệu cho du lịch)
10. Bình Dương Thành phố thông minh
11. Cần Thơ Đô thị miền sông nước (khẩu hiệu cho du lịch)
12. Đồng Tháp Đồng Tháp- Đất Sen hồng
13. An Giang Đất thiêng huyền thoại
(Nguồn: Tác giả tổng hợp )
Khảo sát mức độ nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh, nhìn vào điểm trung bình (ĐTB) có thể thấy, cả nhóm Cán bộ, cơng chức, viên chức (gọi tắt CBCCVC) và nhóm Người dân, doanh nghiệp, hiệp hội, nhà đầu tư (gọi tắt là Doanh nghiệp và người dân) đều mức điểm đánh giá chung là cần thiết. Tuy nhiên, từng đối tượng có những kết quả khác nhau trong từng mức độ.
Bảng 3.4. Mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh
STT Đối tượng Mức độ nhận thức (%) ĐTB Không cần thiết Ít cần thiết Khá cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 1 CBCCVC 4,0 8,0 8,0 50,0 30,0 3,52 2 Doanh nghiệp và người dân 0 0 34,2 26,3 39,5 3,94 (Nguồn: Tác giả)
Khơng cần thiết đến Rất cần thiết. Trong đó mức độ Cần thiết là 50%, rất cần thiết là 30%. Như vậy có thể thấy nhóm CBCCVC đánh giá cao vai trò của xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có những CBCCVC thấy khơng cần thiết và ít cần thiết. Điều này cho thấy, có thể họ chưa nhìn thấy giá trị hoặc chưa từng tiếp cận tới vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.
Đối với nhóm Doanh nghiệp và người dân: tất cả các khảo sát đều trả lời trong
khoảng từ Khá cần thiết, Cần thiết và Rất cần thiết. Có tới 39,5% đánh giá cho rằng Rất cần thiết xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Điều này có thể ghi nhận rằng đối với Doanh nghiệp và người dân, thương hiệu cấp tỉnh hỗ trợ thuận chiều cho sự phát triển kinh tế, niềm tự hào của họ.
Qua phân tích mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh đều được đánh giá là cần thiết. ĐTB của nhóm Doanh nghiệp và người dân là 3,94 cao hơn so với ĐTB của nhóm CBCCVC là 3,52 cũng thể hiện một phần sự tiếp nhận những cái mới, cái đem lại giá trị cho nhóm nào cao hơn thì được đánh giá cần thiết hơn.
3.2. Phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam
Trong phần này, luận án tập trung phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh qua 6 tỉnh ở Việt Nam. 6 tỉnh là Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long cũng là các tỉnh có sự phân bổ vị trí địa lý trải dài từ miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam của Việt Nam để cho thấy sự tác động tích cực của hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương tới phát triển kinh tế xã hội của từng tỉnh. 6 tỉnh với các đặc trưng, thế mạnh, mức độ phát triển kinh tế- xã hội khác nhau cho thấy sự góp phần tích cực của hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh tới các chỉ số phát triển kinh tế- xã hội của mỗi tỉnh trong khoảng thời gian nghiên cứu. 6 tỉnh là đại diện tiêu biểu cho các địa phương có sự chủ động, năng động của UBND tỉnh trong xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Thơng qua việc phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh của 6 địa phương để có thể rút ra những kinh nghiệm cho các tỉnh khác học hỏi, tham khảo
cũng để lường trước, phịng ngừa những khó khăn, chưa phù hợp trong quá trình triển khai.