Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức triển khai xây dựng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 138 - 141)

8. Cấu trúc của luận án

4.2. Một số giải pháp thúc đẩy xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉn hở

4.2.2. Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức triển khai xây dựng thương

việc thực hiện bảo trợ. Các chính sách bảo trợ có thể là:

- Đối với sản phẩm có tính sản xuất:

+ Chính quyền cấp tỉnh đứng ra đảm bảo về giá trị mỗi sản phẩm được bán ra trên thị trường đều là những sản phẩm được kiểm định, truy rõ nguồn gốc xuất xứ… + Lãnh đạo tỉnh có thể sử dụng các sản phẩm đó trong q trình sinh hoạt hàng ngày, biếu tặng các đối tác trong hoạt động ngoại giao.

+ Hỗ trợ kinh phí, hình ảnh…khi đưa các thương hiệu quảng bá ngoài tỉnh và ngoài nước.

- Đối với các đặc trưng hữu hình, vơ hình:

+ Tạo ra các sản phẩm có dấu ấn các đặc trưng của tỉnh như: Clip hình ảnh, câu chuyện, lưu niệm…

+ Đan xen, lồng ghép trong các chương trình, hội nghị trong và ngồi tỉnh để giới thiệu.

+ Tăng kinh phí duy tu, bảo trì thường xun.

4.2.2. Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức triển khai xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh thương hiệu địa phương cấp tỉnh

4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh là vấn đề mới trong khu vực cơng ở Việt Nam. Vì vậy, đội ngũ nhân sự thực thi trong lĩnh vực này còn thiếu và yếu. Qua khảo sát ở cả hai nhóm đối tượng là CBCCVC và Nhà đầu tư, DN,

người dân có tới 90% cho rằng Năng lực của đội ngũ thực thi còn hạn chế ảnh

hưởng nhiều tới xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh. Vì vậy, mục tiêu của giải pháp hướng: một là, chính những người lãnh đạo, cán bộ, công chức cấp tỉnh nhận thức mỗi địa phương đều có thể tiềm năng và thế mạnh có cơ hội tạo dựng thành thương hiệu mà không chỉ là nông sản, du lịch, biển…Thương hiệu không chỉ là những lợi thế có sẵn, nó có thể là dạng tiềm năng, thậm chí là khơng phải lợi thế cũng có thể tạo dựng một cách chủ động. Đổi mới tư duy cán bộ, cơng chức cấp tỉnh có vai trị là đầu tàu cho sự chủ động, thái độ tích cực đón nhận

cách có hệ thống, quyết tâm nhất quán. Hai là, năng lực chuyên môn, thái độ công vụ của mỗi cán bộ, công chức cấp tỉnh, năng lực của UBND cấp tỉnh cũng có thể trở thành thương hiệu địa phương của tỉnh. Đồng thời để tư duy biến thành hành động có hiệu quả thì cần tăng cường năng lực thực thi các nội dung liên quan đến vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương. Từ sự thay đổi tư duy của lãnh đạo đến thay đổi tư duy, nâng cao kiến thức, kĩ năng của người thực thi mới có thể triển khai chiến lược tổng thể, đồng bộ trong quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

4.2.1.2. Điều kiện thực hiện giải pháp

Để quá trình nâng cao năng lực của chủ thể xây dựng thương hiệu địa phương trong vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương hiệu quả cần đảm bảo các điều kiện sau:

+ Lãnh đạo cấp tỉnh là nhân tố quan trọng trong việc đánh giá đúng vai trò của đội ngũ thực thi xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh.

+ Có chính sách và ngân sách cho các hoạt động liên quan tới vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương.

+ Xác định được đội ngũ nhân sự có chun mơn, thực tài, tâm huyết để tập trung bồi dưỡng năng lực, nhận thức để trở thành những người nịng cốt, nền móng cho q trình xây dựng thương hiệu của địa phương.

+ Có cơ chế linh hoạt, đãi ngộ tốt cho các chuyên gia về xây dựng thương hiệu địa phương để tuyển dụng hoặc hợp tác với họ trong những trường hợp cần thiết.

4.2.1.3. Nội dung thực hiện giải pháp

+ Tổ chức thăm quan, trao đổi học hỏi với các quốc gia, địa phương đã xây dựng thành công thương hiệu địa phương, với các tỉnh trong nước đã và đang xây dựng chính sách, chiến lược và có những thành tựu về xây dựng thương hiệu địa phương. Hoạt động này có ý nghĩa “trăm nghe khơng bằng một thấy” đối với cán bộ, công chức địa phương khi họ được tiếp nhận giá trị thực tiễn, từ những thay đổi trước và sau khi các quốc gia, các địa phương nơi mình đến tham quan đã có những chuyển biến khác biệt thế nào khi xác định và triển khai xây dựng thương hiệu địa phương. Đồng thời cũng cho cán bộ, công chức địa phương mục sở thị những phương thức,

hình thức những nơi thành cơng trong xây dựng thương hiệu địa phương như thế nào. Việc này có ý nghĩa tác động tới tư duy, nhận thức, nhãn quan của những người được tiếp cận một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam hay địa phương của mình. Một số quốc gia gần Việt Nam có thể tham quan học hỏi như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…Trong đó có thể kể đến các địa phương của họ như: đảo Jeju (Hàn Quốc), Kyoto (Nhật Bản)…

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng về thay đổi tư duy, quản trị sự thay đổi: Việc tác động tới tư duy, nhận thức thông qua các minh chứng thực tiễn là rất hiệu quả, tuy nhiên để nhận thức và tư duy của mỗi cá nhân sâu sắc hơn, đảm bảo tính hệ thống thì cần có sự nhận thức thơng qua kiến thức, cơ sở lý luận, phương pháp luận. Vì vậy, cần thiết bồi dưỡng các lớp học về thay đổi tư duy, quản trị sự thay đổi. Việc này không chỉ nhằm phục vụ đơn thuần cho vấn đề năng lực trong xây dựng thương hiệu địa phương mà trong bất kì nội dung quản lý nhà nước, hay trong cơng tác chuyên mơn, cán bộ, cơng chức đều có thể lĩnh hội và áp dụng. Các khoa bồi dưỡng về thay đổi tư duy, quản trị sự thay đổi sẽ cung cấp các kiến thức, kĩ năng nền tảng cho việc phát huy sự thay đổi tích cực, chủ động đón nhận sự thay đổi, các phương pháp thay đổi tư duy, quản trị sự thay đổi khi có những biến đổi trong môi trường làm việc….Đây cũng là một trong những nội dung còn yếu và thiếu chưa được chú trọng trong bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng.

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về xây dựng thương hiệu địa phương. Bên cạnh việc thay đổi nhận thức, tư duy cho số đông cán bộ, công chức, để đáp ứng được cụ thể vấn đề xây dựng thương hiệu địa phương thì cần những người có trình độ, kĩ năng chuyên nghiệp trong nội dung này. Những lớp học bồi dưỡng này cung cấp các kiến thức và kĩ năng chun sâu để cơng chức thực hiện nhiệm vụ có thể có nghiệp vụ vững chắc để triển khai hoạt động. Đồng thời có thể tham vấn cho cán bộ quản lý chiến lược, chính sách có tầm nhìn đúng hướng, cũng như hỗ trợ các công chức thừa hành hiệu quả. Một số khóa học như: Chiến lược thương hiệu; Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, Xây dựng và phát triển thương hiệu.. Có thể chọn

số địa phương hoặc quốc gia đang triển khai hiệu quả xây dựng thương hiệu địa phương. Hoạt động này đồng thời đem lại các tác dụng: thay đổi nhận thức, tư duy; được tham gia, triển khai trên thực tiễn các nội dung liên quan đến xây dựng thương hiệu địa phương; bổ sung các kiến thức, kĩ năng trong quá trình làm thực tiễn chuyên về xây dựng thương hiệu địa phương; học hỏi tham khảo các tình huống cụ thể để áp dụng, điều chỉnh phù hợp với địa phương mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng thương hiệu địa phương cấp tỉnh ở việt nam (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)